Vấn đề thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, đô thị và sản xuất chưa được thực hiện chặt chẽ mà đang có xu hướng ngày càng ô nhiễm hơn. Do đó, người ta ngày càng chuộng cách XLNT phân tán với các mô hình như hồ sinh học hiếu khí hay bãi lọc trồng cây.
Với 2 giải pháp này có hiệu quả làm sạch nước thải tốt, thân thiện với môi trường, chi phí vận hành thấp và đặc biệt phần nước sau xử lý có thể được tái sử dụng cho nhiều mục đích khác.
Mô hình XLNT hồ sinh học hiếu khí có khó không?
Vai trò của hồ sinh học hiếu khí
Hồ sinh học hiếu khí có tác dụng làm sạch nguồn tiếp nhận. Trong đó, nguồn oxy cho quá trình sinh hóa xâm nhập qua mặt thoáng của hồ và quang hợp của thực vật. Bên cạnh xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, hồ cũng đem lại những lợi ích quan trọng như kết hợp nuôi trồng thủy sản, tích trữ nguồn nước sạch để tưới cho cây trồng và giúp điều hòa dòng chảy nước mưa trên hệ thống đô thị và các KCN.
Hồ sinh học hiếu khí mang lại nhiều lợi ích quan trọng như không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu tư, dễ dàng bảo trì, vận hành và không cần người quản lý thường xuyên. Là công trình dễ kết hợp để nuôi trồng thủy sản và điều tiết nước mưa phù hợp với mục đích sử dụng.
Các loại mô hình hồ sinh học hiếu khí
Hồ hiếu khí tự nhiên
- Oxy được cung cấp không ngừng để VSV phân hủy chất hữu cơ và quá trình quang hợp cho các thực vật trong nước.
- Để bảo đảm duy trì điều kiện hiếu khí thì hồ thường có chiều sâu từ 30 – 40cm.
- Các loài tảo, vi khuẩn và động vật nguyên sinh có nhiệm vụ làm sạch nước thải. Sự tồn tại của chúng phụ thuộc vào nguồn chất hữu cơ, quá trình khuấy trộn, pH, dưỡng chất, ánh sáng và nhiệt độ.
- Hiệu suất xử lý BOD5 có thể lên đến 95%.
- Người ta thường xuyên điều chỉnh lưu lượng từ quá trình quang hợp và trao đổi khí qua bề mặt tiếp xúc của không khí.
- Hồ thường có diện tích lớn nên người ta thường kết hợp xử lý nước thải với nuôi trồng thủy sản.
Hồ hiếu khí làm thoáng nhân tạo
- Chủ yếu dùng bơm khí nén và máy khuấy cơ học để tạo ra nguồn oxy.
- Hồ có chiều sâu từ 2 – 4,5 m với thời gian lưu nước từ 1 – 3 ngày.
- Vì có chiều sâu lớn nên quá trình làm thoáng cũng hạn chế hơn nên một phần hồ được thiết kế hiếu – kỵ khí với phần trên là hiếu khí và phần dưới kỵ khí.
Hồ sinh học hiếu khí chủ yếu xử lý các thành phần ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi khuẩn. Đối với phần nước sau xử lý với các chỉ tiêu như BOD, SS, TN, TP, coliform thấp nên có thể tái sử dụng cho nhiều mục đích khác.
Ứng dụng mô hình bãi lọc trồng cây
Các ứng dụng
Giải pháp này thường ứng dụng để xử lý nước thải rỉ rác hoặc nước mưa nhờ quá trình sinh trưởng của hệ thực vật, VSV và các quá trình lắng, lọc, bốc hơi. Lúc này, các chất ô nhiễm ngày càng được xử lý có hiệu quả hơn.
Bãi lọc trồng cây thường có hiệu suất loại bỏ BOD đến 95% và nitrat hóa đến 90%. Hệ thực vật có vai trò lưu giữ tốt kim loại nặng trong nước mà không hề gây độc hay ngăn cản sự phát triển của chúng.
Bên cạnh XLNT, quá trình xử lý phân tán này còn có vai trò khử trùng bằng quá trình tiêu hủy tự nhiên, bức xạ tử ngoại, thức ăn của các loài động vật nguyên sinh khác. Khi đó, tất cả vi rút, mầm bệnh trong bãi lọc nhờ quá trình lắng lọc và tiêu hủy hoàn toàn.
Ưu điểm của mô hình bãi lọc trồng cây
Người ta thường trồng nhiều loại cây, thực vật khác nhau với tác dụng giảm vận tốc dòng chảy, tăng khả năng lắng cặn, giảm xói mòn, ngăn gió, tạo bóng, tạo quá trình oxy hóa – khử, phân hủy chất hữu cơ để loại bỏ N, P và diệt khuẩn.
Các loài thực vật thường có đặc điểm thân xốp, rễ chùm, nổi trên mặt nước hoặc ngập hẳn trong nước như cỏ nến, sậy, bác, lác,… Mô hình bãi lọc trồng cây thường là bãi lọc ngập nước phía dưới với vật liệu lọc là cuội sỏi cùng các loài cây có tác dụng XLNT như cỏ vertiver, cỏ nến,…
Quý KH cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ thông tin và báo giá chi tiết nhé!