Xử lý nước thải quán ăn bằng công nghệ AO-MBR

Hầu hết nước thải phát sinh từ các quán ăn, nhà hàng ở nước ta chủ yếu được xử lý bằng bể phốt là chính. Song nhìn chung phương pháp này dần hoạt động kém hiệu quả hơn vì lượng nước thải chứa rất nhiều tạp chất ô nhiễm khó xử lý. Do đó, xử lý nước thải quán ăn trở thành vấn đề lớn đối với nhiều chủ cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Vì thế hãy cùng công ty môi trường Hợp Nhất theo dõi công nghệ xử lý nước thải quán ăn hiệu quả hiện nay.

Xử lý nước thải quán ăn

1. Nguồn gốc và tính chất của nước thải quán ăn

1.1. Nguồn gốc của nước thải quán ăn

  • Hoạt sơ chế, rửa nguyên liệu nấu ăn như rửa rau củ, cá thịt,…;
  • Hoạt động rửa chén dĩa, dụng cụ chế biến sau nấu ăn, rửa chén đĩa;
  • Hoạt động lau dọn, vệ sinh sàn;
  • Các hoạt động sinh hoạt của nhân viên và khách hàng.

1.2. Đặc điểm của nước thải quán ăn

  • Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các thành phần vô cơ và thậm chí vi khuẩn;
  • Chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt điển hình như protein (chiếm 40 – 50%), hydratcarbon (chiếm 40 – 50%);
  • Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải dao động từ 150 – 450 mg/l;
  • Các chỉ số TSS, BOD, COD, Nito, Photpho, Coliform đều vượt quá quy chuẩn cho phép;
  • Bên cạnh đó, trong nước thải cũng có chứa dầu mỡ, chất béo (chiếm 5 – 10%).

Đặc điểm nước thải quán ăn

Hiện nay nhiều quán ăn mặc dù có công suất hoạt động lớn, làm phát sinh lưu lượng nước thải lớn nhưng chưa có công trình hoặc thiết bị xử lý đạt chuẩn, việc này đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi. Vì vậy, để hoạt động lâu dài, bền vững, các chủ quán ăn, nhà hàng cần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường bằng cách lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trước khi xả trực tiếp ra môi trường. 

2. Xử lý nước thải quán ăn bằng công nghệ AO-MBR

Đối với các công nghệ xử lý truyền thống chỉ xử lý được 30 – 40% chất thải, lượng BOD, kim loại nặng, chất hữu cơ, vi khuẩn gây bệnh vẫn chưa được xử lý triệt để. Chưa kể, nước thải chưa được xử lý đổ thẳng ra sông, ngòi, kênh, rạch và thậm chí hệ thống thoát nước khiến nhiều khu dân cư, sông ngòi bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Để xử lý hiệu quả nguồn nước thải này, công nghệ AO – MBR được ứng dụng. Dưới đây là quy trình xử lý.

2.1. Giai đoạn thu gom và phân tách

Trước khi tăng hiệu quả xử lý nước thải quán ăn, cần tập trung nước thải từ bể tự hoại, chậu rửa, khu vực nấu ăn, nhà bếp về bể tiếp nhận.

Nước thải tại đây được lưu trong thời gian ngắn trước khi chảy về trạm xử lý chính. Nhờ bơm chìm đặt dưới đáy bể mà có thể dẫn nước chảy về bể tách dầu. Đồng thời, rác thải hoặc chất rắn lơ lửng có kích thước lớn cũng được tách bỏ nhờ song chắn rác/lưới tinh.

Nước thải từ bể tách dầu được loại bỏ dầu mỡ từ bếp ăn, căn tin trước khi đi vào bể điều hòa. Vì dầu mỡ có thể ảnh hưởng đến ống bơm hoặc gây tắc nghẽn đường ống nên cần tách bỏ chúng ra khỏi nước bằng các thiết bị chuyên dụng.

2.2. Giai đoạn xử lý sơ bộ

Bể điều hòa là nơi xử lý tiếp theo. Nước thải sẽ được điều chỉnh cân bằng về lưu lượng và nồng độ nhờ máy thổi khí hoạt động liên tục. Sau đó chất hữu cơ, BOD, COD trong nước thải sẽ chảy qua bể sinh học thiếu khí kết hợp hiếu khí.

Đây là cách xử lý nước thải sinh học xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ điển hình nhất nhờ cơ chế hấp thụ của vi sinh vật. Các vi sinh vật hiếu sử dụng nguồn oxy cung cấp để chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành quần thể sinh khối mới.

Bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải

2.3. Giai đoạn xử lý chính

Đặc biệt sự xuất hiện của giá thể MBBR trở thành nơi lý tưởng bám dính để vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Dòng nước liên tục tiếp xúc với bề mặt giá thể kèm với nguồn oxy được cung cấp giúp vsv hấp thụ nhanh chất hữu cơ.

Bể sinh học hiếu khí còn diễn ra quá trình nitrat hóa và photphorit

  • Nitrat hóa: Vi khuẩn Nitrosomonas phân hủy NH4, vi khuẩn Nitrobacter phân hủy NO2.
  • Photphorit: Nhờ thêm chất xúc tác FeCl3 nên khử được lượng lớn photpho trong nước.

Tiếp theo, bể lọc màng có kích thước lỗ màng khoảng 0,4 micromet thích hợp để loại bỏ chất rắn lơ lửng, bùn hoạt tính, vi khuẩn. Nhờ vậy mà có thể tách phần nước sạch dễ dàng hơn. Đối với lượng bùn hoạt tính được chia thành 2 cách xử lý như sau:

  • Phần 1: Chuyển ngược về bể sinh học hiếu khí để duy trì mật độ vi sinh giúp vi sinh vật hoạt động ổn định và tốt hơn trong việc làm sạch nước thải.
  • Phần 2: Chuyển về bể nén bùn để tách bùn. Phần nước sau khi tách dẫn về bể tiếp nhận để tuần hoàn xử lý tiếp theo. Lượng bùn cặn này đem đi xử lý định kỳ.

Nêu Quý Doanh nghiệp có thắc mắc hoặc muốn thiết kế hệ thống xử lý nước thải quán ăn hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938 857 768 để được tư vấn cụ thể hơn về chi phí hoặc công nghệ xử lý.