Tác hại của bụi clinker xi măng

Bụi clinker xi măng có kích thước rất nhỏ, tồn tại lơ lửng trong không khí và gây ra bệnh về hô hấp. Làm sao để hạn chế tác hại của loại bụi này?

Xi măng là một sản phẩm không thể thiếu cho các công trình xây dựng cầu đường, tòa nhà, văn phòng, chung cư,.. Để tạo ra sản phẩm chất lượng, xi măng thường trải qua 6 giai đoạn gồm khai thác, gia công, nghiền/sấy, nung clinker, nghiền xi măng và đóng gói sản phẩm hoàn chỉnh.

Đặc trưng của bụi clinker xi măng

Bụi clinker xi măng có kích thước rất nhỏ, tồn tại lơ lửng trong không khí và gây ra bệnh về hô hấp. Với thành phần chủ yếu là SiO2 sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh silicon phổi. Bụi xi măng nếu không xử lý sẽ phát tán đi xa, lắng xuống nước mặt đất làm ô nhiễm nguồn nước và cản trở sự tăng trưởng cây trồng.

Theo tính toán chi tiết, lượng bụi trong quá trình khai thác gồm 0,4 tấn bụi/tấn đá khi khai thác đá, 0,14 tấn bụi/tấn đá khi nghiền khô, 0.009 tấn bụi theo phương pháp ướt, 17 kg bụi/tấn đá khi vận chuyển.

Với lượng bụi khổng lồ như vậy, việc thu gom và xử lý khí thải sản xuất xi măng được nhiều nhà máy sản xuất xi măng không ngừng tìm kiếm giải pháp hiệu quả hơn. Để sử dụng thiết bị xử lý bụi hợp lý phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như kích thước hạt bụi, nhiệt độ dòng thải, tiêu chuẩn xả thải, điều kiện vận hành, nồng độ bụi,…

Công nghệ xử lý bụi clinker

Năng lực sản xuất xi măng ở nước ta vẫn còn gặp nhiều rào cản về trình độ công nghệ, chất lượng thấp và khả năng gây ô nhiễm lớn. Trong khi đó, Trung Quốc lại có những tiến bộ vượt bậc khi ứng dụng nhiều công nghệ lọc bụi tiên tiến góp phần nâng cao năng suất, chất lượng clinker và ổn định phát triển trong thời gian dài.

Tác hại của bụi clinker xi măng
Tác hại của bụi clinker xi măng

Vào thời điểm trước đây, quá trình sản xuất xi măng kiểu đứng được phát triển rộng rãi ở Trung Quốc và Việt Nam. Lúc này, phía nước bạn đã tiếp cận với công nghệ xử lý khói, khí thải và bụi từ quy trình sản xuất đạt được thành công nhất định kiểu lọc bụi mới đã mang đến hiệu suất lọc 99,5% với khả năng làm sạch bụi nhờ túi vải và túi tinh LFEF IV rũ.

Đặc biệt, các nhà máy sản xuất xi măng sử dụng túi tinh LFEF IV rũ lại cho tuổi thọ lâu, ít xảy ra sự cố, máy móc hoạt động trơn tru và xử lý toàn bộ lượng khói bụi phát sinh. Đối với lượng bụi thải ra, người ta thu được khoảng 5% được tái sử dụng thành từng viên tạo thêm nguồn kinh tế ổn định cho doanh nghiệp.

Túi lọc bụi kiểu LFEF IV là gì?

Tại các nhà máy sản xuất xi măng điện đang sử dụng lò quay và lò đứng với 2 phương pháp xử lý bụi gồm lọc bụi kiểu mới và lọc bụi tĩnh điện. Cả 2 đều cho hiệu suất lọc vượt trội, nhưng chi phí đầu tư cho thiết bị lọc bụi túi lại thấp hơn lọc bụi tĩnh điện.

Nhờ lợi thế sẵn có, lọc bụi túi kiểu LFEF IV được sử dụng rộng rãi nhất nhờ làm sạch bụi, vận hành, bảo trì – bảo dưỡng và an toàn. Loại túi này được làm bằng thủy tinh nên chịu được nhiệt độ cao, chống ẩm tốt và bền hơn.

Hướng phát triển ngành sản xuất xi măng bền vững

Trong tương lai, quá trình sản xuất xi măng sẽ hướng đến 5 vấn đề trọng điểm như:

  • Hạn chế giảm phát thải khí nhà kính, tuần hoàn khí theo tự nhiên.
  • Giảm tối đa nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất xi măng như đá vôi, đất sét, silic, quặng sắt thay thế bằng chất thải từ các lĩnh vực khác như bùn thải, tro xỉ, phế thải vật liệu xây dựng,…
  • Ngăn chặn sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, thay thế quá trình đốt than, dầu bằng đốt rác thải công nghiệp/sinh hoạt.
  • Tập trung sử dụng công nghệ mới để tối ưu hóa và nâng cao hiệu suất dùng điện năng và nhiệt năng.
  • Thiết lập hệ thống tuần hoàn khí, tính toán nguyên liệu thay thế, xử lý triệt để rác thải và nâng cao hiệu suất.

Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong các dự án này!