Hồ sinh học hiếu khí trong xử lý nước thải

Được biết ao, hồ sinh học hiếu khí thường là những công trình xử lý nước thải kết hợp với các loại thực vật như bèo, hoặc có thể nuôi cá trong ao. Việc này vừa mang lại hiệu quả xử lý nước thải vừa đem đến nguồn thu nhập kinh tế ổn định đối với người dân. Mặt khác, nếu nuôi bèo trong ao sẽ tăng nhanh quá trình quang hợp tạo ra nguồn oxy dồi dào cũng như rễ bèo là nơi bám dính hiệu quả thúc đẩy nhanh tiến trình oxy hóa tự nhiên.

Hồ sinh học hiếu khí

1. Các loại hồ sinh học hiếu khí

Nhờ quá trình oxy hóa các chất hữu cơ của VSV mà người ta có thể chia hồ sinh học hiếu khí thành 2 loại cơ bản dưới đây:

  • Hồ tự nhiên: Nguồn oxy trong hồ này được sản xuất dựa trên quá trình quang hợp của các thực vật sống trôi nổi trong nguồn nước như tảo, rong, rêu và một phần oxy khuyết tán từ tự nhiên qua mặt nước. Để có thể thu nhận được nguồn lớn oxy như vậy đòi hỏi chiều sâu của hồ phải được thiết kế từ 0,3 – 0,5 m. Trong đó hàm lượng BOD cho phép là từ 250 – 300 kg/ha/ngày và thời gian lưu nước từ 3 – 12 ngày.
  • Hồ nhân tạo: Với hồ này thì việc cung cấp oxy chủ yếu được lấy tư hệ thống máy bơm khí nén hoặc máy khuấy cơ học. Vì thế, chiều sâu của hồ thường từ 2 – 4,5 m, có thể chứa khoảng 400 kg/ha/ngày hàm lượng BOD, thời gian lưu nước của hồ từ 1 – 3 ngày.

2. Cơ chế hoạt động của hồ sinh học hiếu khí

Đối với hồ sinh học hiếu khí, nguồn nước cần xử lý chảy vào với diện tích nhỏ nên các chất cặn lắng dễ dàng lắng xuống đáy. Còn lại là chất hữu cơ trôi lơ lửng sẽ được vi sinh vật hấp thụ và phân hủy làm thức ăn nhờ quá trình oxy hóa.

Lúc này VSV hiếu khí tồn tại sát mặt nước sẽ tiếp nhận nguồn oxy sản sinh từ quá trình hòa tan không khí. Nguồn oxy này được đánh giá là khá ổn định nhờ quá trình tổng hợp tảo, bèo, rong, rêu. Theo đó, quá trình oxy hóa của các VSV diễn ra mạnh mẽ nhờ vậy mà chất hữu cơ nhanh chóng nên phân hủy nhanh biến thành các sản phẩm như muối nitrat, nitrit,…

Quá trình quang hợp của tạo sử dụng CO2 và chất dinh dưỡng (N, P) nên O2 được giải phóng và chúng được sử dụng ngược trở lại cho quá trình oxy hóa chất hữu cơ. Khi vi khuẩn tăng quá trình trao đổi chất nên chúng dễ dàng kết hợp với rong, tảo thành một vòng chuyển hóa vật chất.

Hàm lượng oxy giúp hệ vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển và đồng thời giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong hồ. Ở tầng mặt nước thải, oxy sẽ khuếch tán từ quá trình quang hợp và không khí nhờ thế quá trình oxy hóa chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ và oxy hóa khử trong hồ sẽ giảm dần theo chiều sâu của hồ.

Hồ sinh học hiếu khí

3. Một số tác dụng khác của hồ sinh học hiếu khí

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học nhờ hồ sinh học hiếu khí chủ yếu dựa vào quá trình tự làm sạch của hồ. Vi sinh vật giữ vai trò chính trong quá trình xử lý này. Hồ sinh học có thể được ứng dụng cho nhiều nguồn khác nhau ở điều kiện thời tiết khác nhau. Vì thế, ngoài xử lý nước thải thì hồ sinh học hiếu khí còn có những tác dụng khác như:

  • Nuôi trồng thủy sản;
  • Cung cấp nguồn nước cho qua strình trồng trọt;
  • Giúp điều hòa dòng chảy;
  • Không tốn quá nhiều chi phí đầu tư;
  • Bảo trì – bảo dưỡng đơn giản.

Xử lý nước thải bằng hồ sinh học hiếu khí được đánh giá là cách xử lý đơn giản, dễ thực hiện và mang đến hiệu quả xử lý nước thải ô nhiễm cao. Với phương pháp này, bạn không cần phải huy động nguồn vốn lớn, chi phí rẻ, không yêu cầu kỹ thuật cao và hiệu quả xử lý cũng khá cao, chủ yếu là xử lý nước thải nhà máy.

Để hiểu rõ hơn về phương pháp xử lý nước này, Quý khách hàng hãy liên hệ với công ty xử lý nước thải Hợp Nhất để được tư bấn chi tiết và phù hợp với nhu cầu của bạn theo Hotline: 0938.857.768 – 0938.089.368.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *