Làm sao để thiết kế hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn? Quy trình thiết kế và các yếu tố cần lưu ý khi thiết kế, tính toán từng bể của hệ thống?
Xử lý nước thải được hiểu là quá trình loại bỏ hoàn toàn lượng chất bẩn và chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước. Nhưng để quá trình diễn ra thuận lợi thì việc đầu tiên mà chúng ta cần lưu ý đến là cách xây dựng và thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống này hoạt động dựa trên những đặc trưng, tính chất riêng biệt của từng nguồn nước khác nhau. Mỗi một hệ thống sẽ có những cơ chế hoạt động, hóa chất, công trình xử lý và tiêu chí thiết kế cũng khác nhau.
Yếu tố cần lưu ý khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Nước thải ô nhiễm bao gồm nước và các tạp chất khác nhau. Và khi mức độ ô nhiễm càng cao thì đòi hỏi thiết kế hệ thống xử lý nước thải càng phức tạp hơn. Nước thải ô nhiễm được chia thành các loại cơ bản dưới đây:
- Chất hữu cơ/vô cơ
- Chất rắn lơ lửng tan/không tan
- Chất dinh dưỡng (N, P)
- Kim loại nặng
- Dầu mỡ
- Chất độc hại
- Muối/Axit
Mỗi phương pháp sẽ được áp dụng cách thức xử lý nước thải bằng công nghệ và thiết bị xử lý tương ứng. Có công trình chỉ có duy nhất một, có công trình sẽ có nhiều phiên bản nhưng sẽ cùng mang một nhiệm vụ chính. Chẳng hạn đối với bể lắng sẽ có bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng lamen, bể lắng ly tâm. Và bể lọc có bể lọc sinh học, bể lọc bằng than hoạt tính, bể lọc bằng màng,…
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nhu cầu để sử dụng tất cả các công trình khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu cụ thể mà doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đặc tính nguồn nước mà lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cần đảm bảo yếu tố nào?
Về kỹ thuật
- Đảm bảo các công trình được tính toán chi tiết và tỉ mỉ
- Hiệu suất xử lý nước đạt chuẩn kỹ thuật
- Hệ thống có tuổi thọ cao
- Hệ thống và thiết bị có độ bền cao
- Thời gian xây dựng hệ thống nhanh chóng
Về môi trường
- Có thể tái sử dụng nguồn thải sau xử lý
- Tỷ lệ sử dụng nguyên liệu và năng lượng cao
- Mức độ xử lý bùn và nước thải tốt
- Hạn chế những rủi ro trong quá trình vận hành ảnh hưởng đến môi trường
- Phải đảm bảo nguồn nhân lực quản lý và vận hành HTXLNT
Chi phí đầu tư
- Chi phí xây dựng và lắp đặt: chi phí xử lý nước thải sinh hoạt hay công nghiệp phụ thuộc vào chi phí nguyên vật liệu xây dựng, nhân công, chi phí vận chuyển, chi phí thiết bị – máy móc.
- Chi phí vận hành, bảo trì – bảo dưỡng: gồm chi phí bảo trì hệ thống, thiết bị, cải tạo hệ thống, thay thế máy móc. Ngoài ra còn có chi phí điện, nước, hóa chất.
Các giai đoạn thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Giai đoạn tiền xử lý
- Nước thải sẽ được xử lý bằng cách tập trung thành một nguồn duy nhất tại hố thu. Nước thải được tách bỏ cặn, rác thải, chất rắn có kích thước lớn. Nhờ giai đoạn này mà các thiết bị và các công trình xử lý phía sau diễn ra thuận lợi và hiệu quả xử lý cũng cao hơn.
Giai đoạn xử lý cấp 1
- Các công trình xử lý nước thải sinh hoạt gồm các bước xử lý chủ yếu như bể lắng, bể trung hòa, bể dầu mỡ,…
Giai đoạn xử lý cấp 2
- Là giai đoạn xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học và không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống xử lý nào. Xử lý cấp 2 đòi hỏi sự sinh trưởng và phát triển của VSV bằng cách phân hủy mạnh mẽ chất hữu cơ và chất dinh dưỡng để tổng hợp thành tế bào mới và tăng sinh khối.
- Xử lý cấp 2 giảm đáng kể lượng chất rắn hòa tan trong nước. Lúc này, vi khuẩn và VSV tiêu thụ trực tiếp các chất ô nhiễm và liên kết các phân tử không hòa tan dưới dạng kết tủa dễ lắng.
Giai đoạn xử lý cấp 3
- Đây là giai đoạn hoàn thiện và khâu xử lý cuối cùng trước khi đưa nước thải ra nguồn tiếp nhận. Đặc biệt, bể khử trùng đóng vai trò quan trọng nhờ việc loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh nguy hiểm còn sót lại trong nước và đảm bảo nguồn nước này đảm bảo đạt chỉ tiêu trước khi thải ra môi trường.
Nếu có thắc mắc gì về công ty môi trường của Hợp Nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 0938 089 368 để được tư vấn chi tiết nhé!