Hệ thống XLNT ngành thủy sản vì sao cần cải tạo?

Nằm dọc theo tuyến khu vực biển như Duyên hải Nam Trung Bộ hay ĐBSCL các nhà máy chế biến thủy sản xuất hiện ngày càng nhiều. Một thực tế đáng buồn là hầu hết hệ thống XLNT ở đây đều bị xuống cấp nghiêm trọng hoặc vẫn chưa xây dựng hệ thống hoàn chỉnh.

Có hàng loạt vấn đề xảy ra, các tranh chấp mâu thuẫn trong cộng đồng vì ô nhiễm, hệ sinh thái dần bị phá hủy, không đảm bảo điều kiện sống và làm việc chất lượng cho người dân và người lao động.

Nhiều người thắc mắc khi HT XLNT đang hoạt động tốt thì có cần thiết phải cải tạo hệ thống XLNT không? Quá trình cải tạo chỉ được thực hiện khi đã có hệ thống sẵn có. Khi phát hiện hệ thống hoạt động bất thường và thường xuyên gặp sự cố thì cần lên phương án cải tạo – nâng cấp để không làm gián đoạn các quy trình xử lý.

Vì sao phải nâng cấp – cải tạo HTXLNT?

Bền vững là mục tiêu quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Trong các ngành công nghiệp từ khai thác, hóa dầu, chế biến thực phẩm, dược phẩm đến chế biến thủy hải sản ngày càng đạt năng suất cao vì họ tập trung XLNT vừa đáp ứng quy định của pháp luật vừa tăng lợi nhuận đáng kể.

Trong đó, việc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải chế biến cá không chỉ giảm lượng chất thải rắn mà còn cải thiện chất lượng nước, tiết kiệm chi phí năng lượng, đặc biệt không làm gián đoạn hoạt động của nhà máy.

Hệ thống XLNT ngành thủy sản vì sao cần cải tạo
Hệ thống XLNT ngành thủy sản vì sao cần cải tạo?

Chỉ khi cải tạo hệ thống XLNT thì mới giúp mang lại nhiều lợi ích như giảm chi phí xử lý, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và giảm mùi hôi. Từ hệ thống tuyển nổi hiện có, doanh nghiệp có thể xem xét bổ sung thêm hệ thống cùng nhiều phương pháp để xử lý nước thải thủy sản khác. Chẳng hạn như bể phân hủy kỵ khí để xử lý bùn thải và tăng cường sản xuất khí sinh học.

Quy trình đơn giản này bao gồm quá trình tách nước thải, lọc nước trong giai đoạn nitrat hóa – khử nitrat, phân hủy kỵ khí chất rắn để tạo ra khí sinh học và khử trùng để nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường.

Các thách thức khi cải tạo hệ thống XLNT

Tác động đến hệ thống

Một trong những thách thức đó là nhu cầu xây dựng và vận hành cơ sở mới mà không làm gián đoạn hoạt động hiện có. Đây cũng chính là công việc không hề đơn giản vì đòi hỏi phải cải tạo hoàn toàn nhà máy XLNT. Trước đây, cơ sở chỉ sử dụng phương pháp xử lý sơ bộ tuyển nổi không khí hòa tan.

Tuy nhiên, vì nhu cầu mở rộng thị trường, nhiều cơ sở chế biến thủy sản hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Và để phù hợp với hoạt động hiện tại và dự kiến mở rộng trong tương lai, các hệ thống cần mở rộng công suất.

Chất lượng nước

Một thách thức kỹ thuật khác là chất lượng nước thải. Bởi vì nước thải chế biến thủy sản rất khó xử lý vì hàm lượng cao chất hữu cơ gồm nito, protein biến tính. Đặc biệt, nhu cầu oxy hóa học thường rất cao.

Riêng chất béo lại rất khó phân hủy bởi các VSV. Còn với nguồn chất hữu cơ quá lớn lại dễ phân hủy khi xả vào môi trường sẽ gây ra hiện tượng suy giảm nồng độ oxy hòa tan. Khi nguồn oxy sụt giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch nguồn nước. Bên cạnh đó khi hàm lượng chất rắn trong nước quá lớn lại dễ cản trở quá trình quang hợp của các loài thực vật trong nước.

Nhờ việc cải tạo, nâng cấp mà hệ thống giảm được 75% khối lượng bùn thải. Chưa kể chất lượng nước sau xử lý được cải thiện hơn, đạt tiêu chuẩn quốc gia về tuân thủ các quy định BVMT.

Nhờ việc bổ sung thêm công nghệ xử lý mà một nguồn năng lượng lớn được tạo ra, doanh nghiệp cũng vì thế mà giảm được 50% chi phí xử lý nước thải và 35 – 40% tiêu thụ năng lượng.

Quý Doanh nghiệp đang tìm đơn vị vận hành, nâng cấp, cải tạo và bảo trì – bảo dưỡng HTXLNT thì liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 hoặc truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để được hỗ trợ thông tin chi tiết nhất.