Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải

Vận hành hệ thống xử lý nước thải định kỳ là một trong những tiêu chí quan trọng và không thể thiếu sau khi hệ thống được thiết kế hoàn chỉnh. Dựa vào từng loại nước thải, quy mô, công suất, công nghệ xử lý mà các công việc vận hành sẽ được thực hiện đơn giản, chính xác nhất.

Điều kiện quan trọng nhất phải có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh và được vận hành xuyên suốt trong khoảng thời gian dài. Vì thế mà khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải cần đảm bảo phải có khả năng nâng cấp, cải tạo phù hợp với nhu cầu tăng tải trọng nước thải, hoặc hàm lượng chất ô nhiễm quá mức khiến công nghệ xử lý hiện tại không đáp ứng được.

Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải

1. Hướng dẫn về các quy trình xử lý

Dưới đây là hướng dẫn về các quy trình trong vận hành hệ thông xử lý nước thải:

1.1. Khảo sát hiện tượng hệ thống

Đối với các hệ thống Xử lý nước thải phải được vận hành ổn định, trơn tru phải luôn đảm bảo về chất lượng công trình, thiết bị xử lý tối ưu nhất. Mỗi hệ thống thường yêu cầu phải được quản lý, kiểm soát đúng quy trình kỹ thuật cho từng hạng mục công trình. Các yêu cầu chung đối với hệ thống xử lý nước thải đó chính là việc phải đảm bảo tối đa hóa hiệu suất xử lý, nâng cao chất lượng công trình, tính bền vững.

1.2. Ký kết hợp đồng và tiến hành vận hành

Tùy thuộc quy mô, công suất của từng hệ thống để được nắm rõ các tiêu chí mỗi quy trình xử lý sao cho phù hợp với tiêu chuẩn xả thải. Dựa vào đó, đơn vị tư vấn sẽ tiến hành đưa ra các phương án báo giá chi tiết từng công việc khác nhau. Sau khi hai bên đồng ý với những thỏa thuận ban đầu, phía công ty tư vấn sẽ tiến hành triển khai các công việc liên quan đến vận hành hệ thống XLNT.

1.3. Hướng dẫn kiểm tra trang thiết bị toàn hệ thống

Đối với hệ thống thì cần yêu cầu các công việc quan trọng như:

  • Đánh giá lại thực trạng của hệ thống
  • Kiểm tra quá trình hoạt động của hệ thống
  • Kiểm tra tình trạng của thiết bị, máy móc
  • Kiểm tra tình trạng của từng bể xử lý
  • Kiểm tra nồng độ vi sinh trong bể
  • Kiểm tra liều lượng hóa chất sử dụng
  • Kiểm tra hệ thống tủ điện
  • Kiểm tra đường ống, van đóng/mở
  • Vệ sinh bể xử lý, thay màng lọc, song chắn rác định kỳ
  • Thực hiện bổ sung, thay thế thiết bị không còn khả năng hoạt động

1.4. Vận hành định kỳ

Công việc vận hành sẽ diễn ra theo tần suất đúng với mong muốn của CĐT. Công việc này đòi hỏi phải được tổ chức và hỗ trợ từ đội ngũ nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm, nguồn nhân lực có chuyên môn cũng như các yêu cầu từ việc sửa chữa, khắc phục sự cố, hư hỏng.

Tần suất vận hành diễn ra theo trình tự ngày/tuần/tháng/năm với mục đích theo dõi chất lượng nguồn nước. Dựa vào đó, những biến đổi liên quan đến thành phần ô nhiễm sẽ được quản lý, nắm bắt một cách chính xác, chi tiết để đưa ra các phương án xử lý tối ưu nhất.

2. Hướng dẫn ghi nhật ký vận hành

Một trong những vấn đề quan trọng đối với việc vận hành hệ thống xử lý nước thải phải yêu cầu có nhật ký vận hành hệ thống phải ghi chép đầy đủ, và lưu giữ tối thiểu trong thời gian 2 năm. Nhật ký phải được triển khai theo đúng quy định và thể hiện chi tiết, rõ ràng các nội dung liên quan đến các thông số dưới đây:

  • Xác định chính xác lưu lượng đầu vào – đầu ra dựa trên đồng hồ đo lưu lượng.
  • Xác định loại, hàm lượng hóa chất sử dụng như PAC, polyme, clo, mật rỉ đường, ozone,…
  • Xác định chỉ tiêu quan trắc như BOD, pH, COD, TSS,..
  • Xác định tình trạng đnag hoạt động của máy móc – thiết bị, lượng bùn thải phát sinh cần thu gom, xử lý.
  • Xác định, liệt kê đầy đủ các sự cố, vấn đề thường gặp bên trong hệ thống cùng với các biện pháp xử lý tương ứng.

Nhật ký vận hành đóng vai trò quan trọng không chỉ giúp CĐT theo dõi quá trình hoạt động xử lý của hệ thống mà còn giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định dựa theo từng loại nước thải phát sinh.

Nếu hệ thống của bạn cần vận hành hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay với công ty dịch vụ xử lý nước thải qua Hotline 0938.857.768.