Vận hành hệ thống xử lý nước thải

Dịch vụ vận hành hệ thống xử lý nước thải của Hợp Nhất đã được nhiều khách hàng đánh giá cao bởi quá trình thực hiện hiệu quả, chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn, đồng thời chi phí vận hành phù hợp với doanh nghiệp. Có các gói vận hành linh động để doanh nghiệp chủ động lựa chọn. Bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tòa nhà, mời các bạn cùng tham khảo.

vận hành hệ thống xử lý nước thải

1. Cách Hệ thống xử lý nước thải Tòa nhà hoạt động

Một hệ thống xử lý nước thải tòa nhà gồm nhiều thành phần cấu tạo nên. Để biết cách hoạt động của hệ thống, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu các thiết bị có trong hệ thống nhé.

1.1. Danh sách các thiết bị trong hệ thống Xử lý nước thải Tòa nhà

STT

Tên Thiết Bị/Đặc Tı́nh Kỹ Thuật

Đơn vị

Số Lượng

1

– Thùng lọc thô;

– Loại: SUS, khoảng cách khe 5 mm.

Cái

1

2

– Thùng lọc rác tinh;

– Loại: SUS, khoảng cách khe 1mm.

Cái

1

3

– Bơm nước thải bể điều hòa;

– Loại: Bơm chìm;

– Capacity: 1.5 m3 /h x 8mH x 0.4kW.

Cái

2

4

– Đồng hồ đo lưu lượng;

– Loại: Điện từ.

Cái

1

5

– Phao báo mức;

– Loại: phao quả đóng mở tiếp điểm.

Bộ

4

6

– Phao báo mức;

– Loại: điện cực.

Bộ

1

7

– Bơm khuấ y trộn chı̀m;

– Điện năng: 0.75 kW.

Cái

1

8

– Bộ điề u khiển pH;

– Khoảng đo: 0 – 14;

– Điều khiển bơm NaOH.

Bộ

1

9

– Bơm bùn tuần hoàn;

– Loại: Bơm chìm;

– Công suất: 4 m3 /h x 6mH x 4kW.

Cái

2

10

– Đĩa phân phối khí;

– Loại: đĩa, bọt khí mịn.

Bộ

1

11

– Module màng lọc MBR;

– Công suất: 20 m3/ngày;

– Diện tích màng: 36m2/module.

Bộ

1

12

– Bơm màng lọc MBR;

– Loại: bơm tự mồi;

– Công suất: 1.5 m3 /h x 30mH x 0.75kW.

Cái

2

13

– Máy thổi khı́;

– Công suất: 1.4 Nm3 /min x 3000mmAq x 2.2kW.

Cái

2

14

– Bồn hóa chất Methanol;

– Thể tích: 100L;

– Vật liệu: PE.

Cái

1

15

– Bơm Methanol 10%;

– Công suất: 38 cc/min x 10mH.

Cái

1

16

– Bồn hóa chất PAC;

– Thể tích: 50L;

– Vật liệu: P.E.

Cái

1

17

– Bơm PAC 5%;

– Công suất: 10 cc/min x 10mH.

Cái

1

18

– Bơm rửa màng MBR

– Công suất : 4l/min x 10mH x 0.26kW

Cái

1

19

– Bồn hóa chất rửa màng (NaOCl, axit Citric)

– Thể tích: 100L;

– Vật liệu: PE;

Cái

1

20

– Màng lọc sinh học MBR;

– Diện tích màng lọc: 36m2;

– Vật liệu: PVDF – kích thước lỗ màng: 0.4mm.

Unit

1

Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu cách Hệ thống xử lý nước thải Tòa nhà hoạt động.

1.2. Quy trình và thuyết minh công nghệ xử lý nước thải tòa nhà

Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tòa nhà được mô tả như hình dưới đây:

Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tòa nhà

Thuyết minh công nghệ:

– Giai đoạn 1: Bể điều hòa

Nước thải từ Căn-tin, các nhà vệ sinh của tòa nhà tập trung đổ vào bể này.

  • Tác dụng của bể điều hòa là điều hòa lưu lượng, chất lượng nước thải.
  • Từ đây, người ta sử dụng bơm chìm để bơm nước thải đến bể Khử Nitơ.
  • Ngoài ra, bể điều hòa còn có vai trò làm nơi chứa nước thải khi hệ thống ngừng hoạt động để thực hiện sửa chữa, bảo trì hoặc cải tạo trong khoảng thời gian nhất định.

– Giai đoạn 2: Bể khử Nitơ

Bể khử Nitơ được thiết kế nhằm loại bỏ hợp chất chứa Nitơ trong nước thải bằng bùn hoạt tính.

  • Vı̀ hàm lượng Nitơ tổng (T-N) và Ammonia (NH3-N) trong nước thải đầu vào cao nên  Methanol được bổ sung vào hệ thống liên tục với liề u lượng xác định.
  • Tại đây có lắp Bơm khuấy trộn chìm để làm tăng hiệu quả của quá trình xử lý Nitơ tổng và Ammonia.

– Giai đoạn 3: Bể Nitrat hóa & bể MBR

Tại bể này, các chất thải có trong nước thải sẽ được xử lý bằng bùn hoạt tính.

  • Máy thổi khı́ được thiết kế để cung cấp khı́ cho vi sinh có thể sinh sống và phát triển.
  • Chỉ số pH của nước thải được điều chỉnh bằng hóa chất NaOH. NaOH được cấp vào hệ thống bởi bơm định lượng và hoạt động dựa trên tín hiệu phản hồi từ sensor pH đặt trong bể.
  • Ngoài ra, hóa chất PAC còn được châm vào để làm tăng khả năng kết bông và lắng của bùn hoạt tính.

Sau khi xử lý Nitrat hóa, trong bể này diễn ra quá trình tách nước sạch để thải ra ngoài bằng hệ thống màng lọc MBR.

  • Phần nước trong sẽ được bơm hút sang bể chứa nước ra;
  • Phần bùn được giữ lại trong bể và được tuần hoàn về bể khử Nitơ;
  • Bùn dư định kỳ xả vào bể chứa bùn bằng cách mở van bằng tay.

– Giai đoạn 4: Bể chứa nước ra

Trước khi nước sau xử lý được bơm đi tái sử dụng sẽ được khử trùng bằng hóa chất NaOCl với liều lượng xác định.

Nước tại bể này đạt tiêu yêu cầu theo cột A – QCVN 14:2008.

– Giai đoạn 5: Bể chứa bùn

Bùn dư từ quá trình xử lý sẽ được xả về bể này.

  • Bùn sẽ được hút đi xử lý bằng xe hút chuyên dụng khi bể đầy;
  • Khi vận hành cần cẩn thận với bể này vì bùn chứa trong bể này trong thời gian dài có thể sinh ra khí metan gây cháy nổ hoặc gây sốc cho người khi tiếp xúc trực tiếp.

2. Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải

Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải tòa nhà bao gồm bước chuẩn bị và bước vận hành.

cách vận hành hệ thống xử lý nước thải
(Ảnh minh họa)

2.1. Các bước chuẩn bị trước khi bắt đầu vận hành hệ thống

Dưới đây là 10 bước kiểm tra hệ thống trước khi bắt đầu vận hành để đảm bảo an toàn và hệ thống hoạt động ổn định:

  1. Kiểm tra các thiết bị, nếu có đang sửa chữa thì xác nhận đã hoàn thành chưa.
  2. Kiểm tra còi báo, đồng thời giải quyết sự cố nếu có.
  3. Kiểm tra mực hóa chất trong các bồn chứa hóa chất, nếu hóa chất hết thì tiến hành pha thêm.
  4. Kiểm tra giá trị cài đặt trên các bơm định lượng. (Lưu ý: Chỉ điều chỉnh lưu lượng (nếu cần thiết) khi bơm đang hoạt động.)
  5. Kiểm tra dòng, cách điện máy thổi khí, máy khuấy chìm, bơm chìm.
  6. Kiểm tra chế độ đóng mở các van của bơm, máy thổi khí, van khay chứa các bồn hóa chất…
  7. Kiểm tra, vệ sinh đầu dò pH, vệ sinh giỏ rác, vệ sinh và kiểm tra hoạt động của phao báo mức nước.
  8. Kiểm tra mực nước trong bồn so với cánh khuấy (không để máy khuấy hoạt động không tải).
  9. Kiểm tra tình trạng bùn nổi trong bể lắng, vớt bùn nếu có hiện tượng bùn bị nổi.
  10. Kiểm tra điện, nước cấp cho hệ thống.

Xác nhận là các hạng mục trên đã hoàn tất và sẵn sàng thì mới được vận hành hệ thống theo những bước sau:

2.2. Các bước vận hành hệ thống xử lý nước thải

Dưới đây là thông tin về 4 bước cần thực hiện khi vận hành hệ thống xử lý nước thải:

– Bước 1: Khởi động hệ thống

Áp dụng khi hệ thống mới khởi động lần đầu hoặc khởi động trở lại sau khi dừng một thời gian dài.

– Bước 2: Vận hành hệ thống

Áp dụng hàng ngày, khi dừng bơm nước thải sau mỗi ngày hoặc khi hệ thống bi ̣ mất điện.

– Bước 3: Cài đặt lưu lượng bơm trên hệ thống

– Bước 4: Ghi chép theo dõi hoạt động của hệ thống hàng ngày

3. Các vấn đề thường gặp khi vận hành hệ thống XLNT

Cách vận hành khi hệ thống xử lý nước thải bốc mùi hôi:

  • Trong hệ thống xử lý nước thải, hiện tượng bốc mùi hôi đã quá quen thuộc và trở nên phổ biến. Mùi hôi này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do nước thải đầu vào, bùn bị phân hủy yếm khí, bùn lưu trong thời gian dài.
  • Cách vận hành hệ thống này phải vệ sinh bể chứa bùn định kỳ, cung cấp nguồn oxy liên tục để tránh hiện tượng kỵ khí. Hoặc có thể cung cấp thêm nguồn vi sinh thích hợp để khử BOD, COD và khử mùi.

Cách vận hành khi hệ thống xử lý nước thải nổi bọt:

  • Hiện tượng này xảy ra do hệ thống phân phối khí không đều, bùn già, vi sinh chết do thiếu chất dinh dưỡng,.. thì cần bảo dưỡng trạm xử lý nước thải. Đặc biệt điều chỉnh việc phân phối hệ thống cấp khí, lưu lượng và bảo trì, cung cấp thêm chất dinh dưỡng.

Cách vận hành khi hệ thống xử lý quá tải:

  • Hệ thống xử lý nước thải rơi vào trạng thái quá tải do tăng năng suất sản xuất, tải lượng nước thải đầu vào và thành phần ô nhiễm cao hơn. Để việc vận hành hệ thống diễn ra thuận lợi cần kiểm tra thủy lực, điều chỉnh lưu lượng tuần hoàn, điều chỉnh dòng chảy, kiểm tra thiết bị loại bỏ bùn.

4. Các thông số cần xem xét khi vận hành

Vận hành hệ thống xử lý nước thải cần chú trọng đến những thông số quan trọng như:

– Nồng độ COD, BOD, MLSS (xác định bùn hoạt tính trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp), tổng N, tổng P;

– Thể tích sinh khối: SV30 (mg/L) = thể tích bùn lắng sau 30 phút;

– Chỉ số thể tích sinh khối: SVI (mg/g) = thể tích sinh khối lắng/hàm lượng sinh khối.

SVI = (SV30 x 1000)/MLSS

  • 50 < SVI < 100 ml/g: tốt nhất.
  • 100 < SVI < 150 ml/g: Có sự hiện diện của vi khuẩn dạng sợi.
  • 150 < SVI < 200 ml/g: bùn tương đối khó lắng.
  • 200 < SVI < 300 ml/g: bùn khó lắng trong thời gian dài.
  • SVI > 300 ml/g: bùn không có khả năng tự lắng.
    các thông số cần xem khi vận hành hệ thống XLNT
    (Ảnh minh họa)

5. Một số lưu ý khi vận hành hệ thống XLNT

Trong kế hoạch vận hành, các thông số dưới đây phải được đảm bảo duy trì ổn định.

  • Lưu lượng: Phải ổn định trong 1 đơn vị thời gian;
  • Nồng độ pH: pH thích hợp nhất cho vi sinh vật phát triển dao động từ 6,5 – 8,5;
  • Lưu lượng sục khí của bể hiếu khí;
  • Cách vận hành hệ thống xử lý nước thải để khắc phục dao động của pH phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ và hạn chế quá trình phân hủy nội bào hoặc sử dụng hóa chất tăng độ kiềm;
  • Các chất dinh dưỡng trong nguồn nước phải đảm bảo tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1.
 

Công ty xử lý nước thải chuyên cung cấp các giải pháp môi trường từ thiết kế, thi công, bảo trì đến vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với các dự án khó triển khai hoặc thường xuyên xảy ra sự cố.

Liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp. Chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn và báo giá ngay sau khi nhận được thông tin.