Vai trò của bồn Composite xử lý nước thải

Bồn composite xử lý nước thải ra đời là một bước tiến quan trọng, góp phần đáng kể trong xử lý nước thải, giúp cải thiện chất lượng nguồn nước, bảo vệ sức khỏe con người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về cấu tạo và cách hoạt động của bồn xử lý nước thải composite.

vai trò của bồn composite xử lý nước thải

1. Cấu tạo của bồn composite xử lý nước thải

Bồn xử lý nước thải được cấu tạo từ nhựa composite, là sự liên kết chặt chẽ từ nhiều bồn khác nhau nhờ vào hệ thống gân tăng rất cứng kết nối chắc chắn. Đồng thời, bồn được phủ một lớp composite siêu bền có tác dụng chống chịu va đập, tác động từ môi trường.

Đặc biệt để bồn composite vận hành hiệu quả, thì không thể thiếu các trang thiết bị như máy thổi khí, bơm nước thải, bơm bùn, …

Tùy vào mục đích sử dụng và diện tích mặt bằng thực tế, bồn composite có thể được thiết kế với hình dạng khác nhau như: hình trụ tròn, dạng hình vuông, dạng hình hộp, dạng chóp nón.

2. Ưu điểm của bồn composite

  • Thiết kế gọn nhẹ, đơn giản, tiết kiệm thời gian lắp đặt, thi công và dễ dàng trong khâu bảo dưỡng, bảo trì.
  • Linh hoạt, thích hợp với nhiều công nghệ xử lý nước thải khác nhau, có thể lắp đặt ở mọi địa hình, mặt bằng khác nhau.
  • Tuổi thọ cao, khả năng chống ăn mòn tốt, ít bị tác động bởi điều kiện môi trường hoặc các hóa chất mạnh như HCl, H2SO4.
  • Tính ứng dụng cao, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, trường học, bệnh viện hoặc dùng để cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
  • Hiệu quả xử lý cao, tránh gây ô nhiễm môi trường.

3. Bồn composite hoạt động như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của bồn composite là sự kết hợp của nhiều ngăn hoạt động ăn khớp với nhau. Mỗi ngăn giữ vai trò khác nhau trong xử lý nước thải.

3.1. Ngăn thiếu khí

Điều chỉnh lưu lượng nước thải và xử lý một phần chất hữu cơ, khử khí nito. Đồng thời, tại ngăn này cũng bố trí máy khuấy trộn nhằm giúp tránh tình trạng bùn sinh học lắng xuống đáy.

3.2. Ngăn hiếu khí

Các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và nhiều chất gây ô nhiễm khác trong nước thải sẽ được chuyển hóa thành CO2, N2, NO3 và sinh khối. Đồng thời, nguồn oxy cũng được cấp vào liên tục nhờ hệ thống sục khí, trộn đều bùn hoạt tính và chất ô nhiễm trong nước thải.

Trong quá trình thiết kế, ngăn hiếu khí cũng được trang bị lớp đệm vi sinh nhằm mục đích gia tăng mật độ bùn hoạt tính và thúc đẩy thời gian xử lý nước thải diễn ra nhanh hơn.

3.3. Ngăn lắng

Bông cặn trong nước thải lắng xuống và được tách ra khỏi nước thải. Đồng thời tại ngăn lắng cũng được thiết kế đường tuần hoàn để dễ bùn về ngăn thiếu khí để tiếp tục khử nitơ trong nước thải.

3.4. Ngăn khử trùng

Một lượng các hóa chất như Clo, NaOCl được bơm cấp vào hoặc được thả vào dưới dạng viên nén, giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng còn sót lại trong nước thải. Nước thải sau khi được khử trùng tại ngăn này sẽ đáp ứng tiêu chuẩn xả thải theo quy định (QCVN 14 – 2008/BTNMT)

3.5. Ngăn chứa bùn

Ngăn này chứa lượng bùn sinh học. Bùn trong nước thải được tách ra và chứa tại đây trong một thời gian. Bùn được đưa qua bể nén để trọng lượng nhẹ hơn. sau đó, định kỳ khoảng 2-3 tháng bùn sẽ được đơn vị thu gom mang đi xử lý.

4. Đơn vị chuyên lắp đặt bồn composite xử lý nước thải

Công ty cổ phần xây dựng và công nghệ môi trường Hợp Nhất là đơn vị có 10 năm kinh nghiệm trong tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt bồn composite xử lý nước thải.

Suốt quá trình phát triển, công ty xử lý nước thải Hợp Nhất đã đồng hành cùng nhiều dự án xử lý nước thải, xử lý khí thải trên khắp cả nước. Song song đó, Hợp Nhất cũng cung cấp các dịch vụ về giấy phép môi trường, tư vấn luật môi trường, cấp phép khai thác nước ngầm, nước mặt. 

Nếu quý khách cần tư vấn thêm về chi phí lắp đặt hoặc cách vận hành bồn composite xử lý nước thải, xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 0938 857 768 để được tư vấn cụ thể!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *