Phương pháp keo tụ trong xử lý nước thải dệt nhuộm

Phương pháp keo tụ vì sao được ứng dụng nhiều trong xử lý nước thải ngành dệt nhuộm? Quy trình xlnt này diễn ra như thế nào? Các cách keo tụ phổ biến hiện nay?

Đặc tính của nước thải dệt nhuộm thường có độ màu cao, chủ yếu phát sinh trong các quy trình nhuộm màu. Trong khi đó lưu lượng nước thải thay đổi liên tục nên độ màu trong nước cũng có sự luân phiên biến động nên rất khó xử lý. Chưa kể nước nhuộm màu thường chứa nhiều chất hoạt tính như Cibacron, Sumifix, Remazol, Remazol, Levafix, Drimarene dù đã xử lý đông tụ nhưng chúng vẫn có thể tái ô nhiễm trở lại.

Với những lý do này, ngày càng nhiều phương pháp xử lý nước thải ngành dệt nhuộm hiệu quả và phù hợp nhằm đảm bảo các thông số tiêu chuẩn nước đạt yêu cầu trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Vì nếu không có phương án xử lý kịp thời, nước có độ màu cao làm cản trở hoạt động khuếch tán ánh sáng, hòa tan oxy và tác động đến quá trình quang hợp, hấp thu của các loài sinh vật khác.

Phương pháp keo tụ trong xử lý nước thải dệt nhuộm

1. Quy trình của phương pháp keo tụ

Theo điều tra, mỗi tấn vải khi dệt nhuộm thì cần đến 25 – 150 m3 lượng nước sử dụng, điều này đồng nghĩa với việc lưu lượng nước thải ra ngoài sẽ càng lớn. Với nước thải dệt nhuộm, khi thiết kế hệ thống sẽ đặc biệt chú trọng đến việc loại bỏ hết các thành phần ô nhiễm, và đặc biệt loại bỏ hết màu của thuốc nhuộm.

Và quy trình XLNT này bao gồm việc nước thải được tách bỏ hết cặn bẩn, rác thải, điều hòa lưu lượng và nồng độ pH, nhiệt độ ổn định. Tiếp theo tại bể keo tụ – tạo bông, người ta cho hóa chất keo tụ để liên kết các cặn bẩn cùng các phân tử phẩm nhuộm thành bông cặn lớn có khả năng lắng tốt hơn.

Tiếp theo, nước thải đi đến bể sinh học hiếu khí. Hoạt động của VSV hiếu khí giúp phân hủy và hấp thu hết chất vô cơ và chất hữu cơ thành các sản phẩm đơn giản (H2O và CO2). Trong các phương pháp XLNT thông thường, người ta thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoạt động trong quy trình khép kín có sự phối hợp giữa các bể xử lý nước thải với nhau. 

Cuối cùng, để xử lý hết độ màu trong nước, người ta dẫn qua bể lắng để loại bỏ hết bùn hoạt tính còn sót lại. Sau đó tiến hành cho hóa chất khử trùng để tiêu diệt hết vi khuẩn gây hại khác. Ngoài ra nếu toàn bộ quá trình xử lý vẫn chưa có hiệu quả cao thì có thể sử dụng thêm hóa phẩm khử màu chuyên dụng phù hợp với đặc tính và lưu lượng nguồn thải.

2. Xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp keo tụ

Có 2 phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ thường dùng là: phương pháp keo tụ hóa học và phương pháp keo tụ điện hóa.

2.1. Phương pháp keo tụ hóa học

Nhắc đến nước thải dệt nhuộm nói chung hay xử lý nước thải mực in nói riêng thì người ta thường ưu tiên sử dụng phương pháp keo tụ. Trong đó loại chất keo tụ thường dùng là phèn nhôm, phèn sắt, sữa vôi (sunfat sắt, sunfat nhôm hoặc hỗn hợp 2 loại phèn).

Mặc khác hydroxit canxi Ca(OH)2 còn giúp khử màu và một phần nồng độ COD vô cùng hiệu quả. Cần lưu ý khi sử dụng Fe II thì nồng độ pH = 10 và khi sử dụng sunfat nhôm thì pH dao động từ 5 – 6.

Đặc biệt, dùng PAC có nhiều ưu điểm vượt trội hơn trong quá trình keo tụ. Khi dùng các chất keo tụ này sẽ tạo điều kiện hình thành các bông hydroxit. Chất màu cùng chất khó bị phân hủy sinh học hấp phụ vào những bông cặn này. Để tăng quá trình keo tụ – tạo bông, người ta thường bổ sung thêm chất trợ keo như polymer hữu cơ.

2.2. Phương pháp keo tụ điện hóa

Trên đây đều là những phương pháp keo tụ hóa học. Ngoài những cách này, phương pháp keo tụ điện hóa cũng được ứng dụng nhiều để xử lý hết thuốc màu và chất khó phân hủy trong nước thải dệt nhuộm. Nguyên lý của quá trình keo tụ điện hóa chủ yếu diễn ra tại các điện cực, chúng tồn tại trong dòng điện một chiều nhằm tăng quá trình liên kết – tạo bông dễ lắng. Để quá trình điện hóa diễn ra thuận lợi cần điều chỉnh nồng độ pH từ 5.5 – 6.5 cùng cường độ dòng điện khoảng 1800mA.

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm ngày càng quan tâm hơn vào quy trình xử lý nước thải. Chẳng hạn như khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải thì giảm được chi phí chi trả cho các vấn đề môi trường hay chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Thế nhưng để thiết kế hệ thống xlnt dệt nhuộm cần tính toán và thiết kế sao cho phù hợp với lưu lượng, nồng độ, thành phần và tính chất của nguồn nước. Nếu Quý Doanh nghiệp có nhu cầu hay bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ngay với công ty Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 hoặc truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để được tư vấn miễn phí nhé!