Cách xử lý nước thải có nồng độ ô nhiễm cao

Nước thải ô nhiễm cao chứa rất nhiều hợp chất khó xử lý. Tùy thuộc vào nguồn thải tương ứng theo từng ngành nghề/lĩnh vực mà người ta ứng dụng có hiệu quả các giải pháp xử lý nước thải khác nhau. Một điều quan trọng khác là cách lựa chọn công nghệ xlnt giữ vai trò quan trọng quyết định đến kết quả và hiệu suất xử lý nguồn nước đạt chuẩn trước khi đi vào nguồn tiếp nhận.

Dưới đây là một số chia sẻ liên quan đến 3 công nghệ xử lý những nguồn thải khó xử lý, mời bạn cùng Công ty môi trường Hợp Nhất theo dõi nhé!

Xử lý nước thải ô nhiễm cao ngành dệt nhuộm bằng TiO2

Các nước trên thế giới đang thúc đẩy việc sử dụng TiO2 để nghiên cứu và xử lý nước thải ngành dệt nhuộm. Ngoài các ưu điểm vượt trội của các quá trình AOPs, TiO2 còn là hóa chất phổ biến được ứng dụng phổ biến vì nó là hóa chất không độc hại, phổ biến, bền hóa học với các quá trình quang xúc tác. Đặc biệt, TiO2 rất ít bị ảnh hưởng bởi pH và các muối vô cơ khác.

Khác với các hóa chất oxy hóa khác, TiO2 có khả năng làm sạch bằng ánh sáng mặt trời do sử dụng tia bức xạ UV-A nên có thể tận dụng nguồn bức xạ của mặt trời. Xử lý độ màu nước thải dệt nhuộm gồm cả quá trình sinh học và hóa lý, TiO2 là tác nhân oxy hóa nâng cao xử lý hiệu quả các hợp chất hữu cơ khó phân hủy, vi khuẩn, rêu mốc, thuốc nhuộm. TiO2 trở thành xu hướng mới trong xử lý các thành phần ô nhiễm do sản sinh các gốc oxy hóa – khử mạnh với sự có mặt của tia UV.

Các quá trình quang xúc tác của TiO2 bao gồm 5 giai đoạn chính sau: chuyển các chất phản ứng trong pha lỏng đến bề mặt xúc tác, hấp phụ chất phản ứng trên bề mặt xúc tác, phản ứng trong pha hấp phụ, giải hấp phụ các sản phẩm phản ứng và chuyển các sản phẩm phản ứng lên bề mặt phân giới giữa hai pha. Quá trình xử lý bằng quang xúc tác TiO2 chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các yếu tố như pH, nhiệt độ, hàm lượng xúc tác, bước sóng và cường độ bức xạ.

Công nghệ xử lý nước thải rỉ rác ô nhiễm cao theo mẻ cải tiến ICEAS

ICEAS là công nghệ sinh học mới được sử dụng ngày càng rộng rãi trong các hệ thống xử lý nước thải rỉ rác. Giải pháp xử lý này có khả năng loại bỏ BOD, COD, nito, khử nito, photpho. Cấu tạo của công nghệ gồm 2 bể giống nhau với 2 máy thổi gió. Quy trình hoạt động tiêu chuẩn của công nghệ gồm các pha vận hành theo thời gian gồm sục khí, lắng và chắt nước.

Trong điều kiện lưu lượng nước thải có nồng độ thấp chỉ cho phép vận hành 1 bể đơn lẻ. Còn hệ thống làm thoáng sẽ hoạt động theo cơ chế kiểm soát tối ưu nồng độ oxy hòa tan. Các máy thổi khí được điều khiển tự động qua bộ biến tần nhằm cung cấp một hàm lượng do không đổi nhằm duy trì toàn bộ quá trình xử lý vả tiết kiệm tối đa năng lượng khi vận hành.

Cách xử lý nước thải có nồng độ ô nhiễm cao
Cách xử lý nước thải có nồng độ ô nhiễm cao

Toàn bộ hệ thống ICEAS được điều chỉnh theo cơ chế thời gian với các dòng vào liên tục tạo ra môi trường với nồng độ BOD cho sự phát triển của VSV. Tại khu vực tiền phản ứng, bể lựa chọn sinh học có tác dụng làm giàu chất hữu cơ giúp giảm thiểu quá trình phát triển của các vi khuẩn phân hủy (nguyên nhân gây ra hiện tượng bùn nổi và lắng kém). Hiện nay các nhà máy xử lý nước rỉ rác vận hành theo cơ chế ICEAS có hiệu suất xử lý BOD, TSS, Ammonia, Nito và Photpho vô cùng hiệu quả.

Cách loại bỏ chất ô nhiễm cao N-NH3 trong nước thải chế biến mủ cao su

Hàm lượng N-NH3 trong nước thải cao su chủ yếu từ việc sử dụng ammonia làm chất đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và dự trữ mủ. Vì thế để xử lý nước thải chế biến mủ cao su, đặc biệt là khử N-NH3 người ta sử dụng hệ thống Stripping và khử Canxi. Khi nước thải được làm lắng vôi sẽ dẫn về hố bơm và bơm lên tháp Stripping để loại bỏ N-NH3. Để tăng hiệu quả xử lý người ta thêm hóa chất NaOH duy trì nồng độ pH. Quá trình điều chỉnh pH thông qua bơm định lượng hóa chất điều khiển bằng vòng kín.

Hệ thống này bao gồm 2 tháp Stripping hoạt động theo nguyên tắc nối tiếp nhau. Đầu tiên nước thải đi qua tháp Stripping 1 dẫn vào hố bơm rồi bơm tiếp tục qua tháp Stripping 2. Tiếp theo, sau khi đi qua tháp 2 thì nước thải dẫn qua bể khử canxi để loại bỏ ion Ca2+ trước khi đi đến bể xử lý sinh học. Lúc này nước thải phản ứng với các chất xúc tác trên đường ống mà hình thành nên kết tủa Ca2+ và lắng xuống.