Công nghệ xử lý nước thải y tế

Nước thải y tế khi thải ra môi trường không được xử lý sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước sông ngòi, ao, hồ, cống thoát nước. Hàm lượng nito, photpho, amoni, chất hữu cơ, NH4, NH3,… khiến nguồn nước bị nhiễm bẩn nghiêm trọng. Với hàm lượng các hợp chất có hại sẽ cản trở quá trình phát triển của thủy sinh và làm mất nguồn nước sinh hoạt, ăn uống của người dân.

Là đơn vị từng thiết kế và thi công quy trình xử lý nước thải y tế cho nhiều phòng khám đa khoa. Công ty môi trường Hợp Nhất hiểu rõ tính chất, đặc trưng và từng công nghệ xử lý nước thải y tế đạt chuẩn nhất.

Các Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Y Tế Tốt Nhất

Đặc điểm, thành phần, tính chất của nước thải y tế

Các nguồn phát sinh nước thải

  • Nước thải sinh hoạt của công nhân viên và bệnh nhân;
  • Nước thải y tế phát sinh từ quá trình khám, chữa bệnh, tẩy rửa, vệ sinh, phẫu thuật, xét nghiệm,…
  • Nước thải nhiễm phóng xạ bắt nguồn từ quá trình rửa phim, chụp X-quang chứa nhiều kim loại nặng.

Các thành phần của nước thải y tế

  • Chất hữu cơ;
  • Chất dinh dưỡng (N, P);
  • Chất rắn lơ lửng;
  • Vi khuẩn, vi trùng, vi rút gây bệnh;
  • Mầm bệnh chứa nhiều trong máu, mủ, dịch đờm,…
  • Hóa chất độc hại từ chế phẩm điều trị, chất phóng xạ.

 

Một số công nghệ xử lý nước thải y tế

Xử lý bằng công nghệ AAO

Đây là công nghệ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay giúp giảm sự ô nhiễm ra ngoài môi trường. AAO gồm các quá trình yếm khí – thiếu khí – hiếu khí có sự tham gia của nhiều hệ vi sinh vật. Chúng có tác dụng phân hủy chất ô nhiễm trước khi thải ra ngoài tiếp nhận. Các giai đoạn xử lý nước thải y tế gồm 3 giai đoạn xử lý chính dưới đây:

  • Giai đoạn yếm khí: VSV yếm khí phân hủy chất hữu cơ hòa tan và hạt keo và chuyển hóa chúng thành hợp chất ở dạng khí. Các bọt khí sinh ra bám chặt vào các bùn cặn.
  • Giai đoạn thiếu khí: VSV thiếu khí khử N, P nhờ quá trình nitrat hóa và Photphoril. Quá trình Nitrat hóa nhờ vi khuẩn Nitrosonas và Nitrobacter. Quá trình Photphoril do vi khuẩn Acinetobacter gây ra.
  • Giai đoạn hiếu khí: các VSV dưới dạng bùn hoạt tính sử dụng chất hữu cơ, N, P làm thức ăn để tăng sinh khối mới và hình thành nên sản phẩm mới gồm H2O, CO2.

Xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR

Là quá trình xử lý bằng màng Biofilm có sinh khối phát triển trên những giá thể di động. Tại đây, hệ thống xử lý nước thải cung cấp cho vi sinh vật hiếu khi sinh trưởng và phát triển. Các giá thể tồn tại trong trạng thái lơ lửng và chuyển động liên tục trong suốt quá trình phản ứng.

Vi sinh vật tăng lên giúp hàm lượng chất ô nhiễm trong nước suy giảm dần. Công nghệ MBBR chuyển động nhờ sự kết hợp giữa quá trình xử lý hiếu khí và kỵ khí. Nhờ diện tích bề mặt lớn VSV có đủ điều kiện bám dính và phát triển với mật độ cao. Tăng quá trình oxy hóa BOD, amoni.

Ưu điểm của MBBR:

  • Hiệu quả xử lý BOD cao, có thể kết hợp cùng công nghệ AAO khử được N, P và các hợp chất khó phân hủy khác.
  • Quá trình vận hành đơn giản, chi phí bảo dưỡng thấp
  • Ít tốn diện tích xây dựng
  • Lượng bùn tạo ra ít
  • Không phát sinh mùi hôi trong suốt quá trình vận hành

Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt

Các vi sinh vật gây bệnh của nước thải y tế có nét giống nhau với nước thải sinh hoạt. Nên phương pháp xử lý không cần quá phức tạp. Toàn bộ quy trình xử lý trong hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt xảy ra trong tháp kín. Ở đó có sục khí bằng máy bơm khí dựa trên nguyên tắc xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học. Do vậy, lọc sinh học có tác dụng duy trì sự phát triển và sinh trưởng của vi sinh vật.

Nước thải sau khi xử lý sẽ được tách bùn tại bể lắng Lamell trước khi đưa vào bể khử trùng. Bùn thải được xử lý tại bể phân hủy yếm khí. Công nghệ này thường có chi phí đầu tư thấp, quy trình vận hành đơn giản và hoạt động tự động. Chưa kể ít tốn diện tích xây dựng hệ thống, vật liệu, thiết bị hệ thống đều có sẵn trong nguồn nước.

Hồ sinh học ổn định

Hồ sinh học là những ao hồ tự nhiên hoặc nhân tạo. Chúng được xem là hồ oxy hóa, hồ ổn định nước thải. Tại đây diễn ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi khuẩn, tảo và các loài thực vật thủy sinh khác.

Nguyên tắc hoạt động của hồ sinh học là VSV sử dụng oxy từ tảo, rong rêu từ việc quá trình quang hợp. Như vậy, oxy hóa từ không khí có khả năng oxy hóa chất hữu cơ, còn tảo tiêu thụ khí CO2, photphat, nitrat từ sự phân hủy chất hữu cơ. Hồ sinh học ổn định trong xử lý nước thải y tế chỉ hoạt bình thường trong khoảng giá trị pH và nhiệt độ tối ưu. Nhiệt độ không được thấp hơn 6 độ C.

Hãy liên hệ ngay với công ty xử lý nước thải theo Hotline 0938 857 768 để được tư vấn chi tiết nhất nhé!

Xem thêm bài viết về một số phương pháp xử lý nước thải y tế tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *