Xử lý nước thải ngành dệt nhuộm

Xử lý nước thải công nghiệp nói chung và xử lý nước thải ngành dệt nhuộm nói riêng thường vướng mắc nhiều vấn đề như tạp chất khó xử lý, lựa chọn công nghệ chưa phù hợp hoặc HTXLNT chưa đạt yêu cầu khiến công tác xử lý còn gặp nhiều khó khăn.

Vì nước thải dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp, các cơ sở cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải ngành dệt nhuộm theo tiêu chuẩn quốc tế; điều này giúp loại bỏ hoàn toàn chất thải và làm sạch nguồn nước trước khi thải ra ngoài môi trường.

xử lý nước thải ngành dệt nhuộm

1. Đặc trưng của nước thải ngành dệt nhuộm cần xử lý

Một số chất ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm gồm:

  • Tạp chất từ xơ sợi, dầu mỡ, hợp chất chứa nito, chất bản dính bám vào sợi.
  • Hồ tinh bột, dextrin, aginat, axit, xút, NaOCl, H2O2, soda, sunfit.
  • Chất phụ trợ, chất tạo màu, chất cầm màu, hóa chất tẩy rửa (tùy thuộc vào từng loại vải, loại màu khác nhau).
  • Hóa chất khó phân giải sinh học như vòng thơm, mạch etylenoxit dài, Ankyl, polyme tổng hợp, chất nhũ hóa, chất làm mềm, silicon, chất tạo phức.
  • Nước thải dệt nhuộm chủ yếu do ô nhiễm kim loại nặng vì sử dụng hóa chất tẩy và thuốc nhuộm dưới dạng hợp chất kim loại. Tổng chất rắn hòa tan cao vì đặc trưng sử dụng nhiều muối tan lớn như Na2SO4, NaCl.
  • Đặc trưng nước thải dệt nhuộm có độ màu khá cao phát sinh chủ yếu từ công đoạn nhuộm và in màu.

2. Các phương pháp xử lý nước thải ngành dệt nhuộm

2.1. Phương pháp trung hòa

Đây là phương pháp xử lý nước thải ngành dệt nhuộm được thực hiện bằng cách trộn axit với dòng thải có tính kiềm với nhau. Ngoài ra, người ta còn chú trọng sử dụng một số hóa chất như H2SO4, HCl, NaOH, CO2. Để quá trình trung hòa diễn ra thuận lợi cần điều chỉnh nồng độ pH kết hợp thực hiện cùng bể điều hòa hoặc bể thu gom.

2.2. Phương pháp keo tụ

Hóa chất keo tụ người ta thường dùng là phèn nhôm, phèn sắt cùng sữa vôi như sunfat, sunfat nhôm hoặc hỗn hợp loại phèn với hydroxyt canxi (Ca(OH)2). Khi nước tiếp xúc với chất keo tụ, các hạt keo mất ổn định, liên kết hình thành bông cặn lơ lửng và dễ lắng trong nguồn nước.

Khi phèn nhôm tiếp xúc với nước, các hydroxyl sẽ hình thành. Các chất màu và chất khó phân hủy sinh học bị hấp thụ hoàn toàn. Lúc này, bông cặn lắng xuống tạo thành bùn hoạt tính. Đồng thời polyme hữu cơ được thêm vào để bổ sung chất trợ keo tụ.

Hiệu quả của quá trình keo tụ để xử lý nước thải ngành dệt nhuộm được thể hiện ở:

  • Loại bỏ các thành phần chất cặn lơ lửng
  • Loại bỏ màu hiệu quả
  • Loại bỏ photpho, nito
  • Khử BOD, COD
  • Khử kim loại nặng

keo tụ tạo bông trong xử lý nước thải

2.3. Phương pháp hấp phụ

Như chúng ta đã biết, nước thải dệt nhuộm thường chứa các chất không có khả năng phân hủy sinh học và chất hữu cơ khó phân hủy nên ứng dụng phương pháp hấp phụ là hợp lý nhất.

Đặc biệt, màu của nước thải dệt nhuộm được loại bỏ hoàn toàn có chứa thuốc nhuộm hòa tan và thuốc nhuộm hoạt tính. Quá trình hấp phụ chỉ xảy ra khi chất tan hấp phụ hoàn toàn lên bề mặt chất rắn.

Một số loại vật liệu dùng để làm chất hấp phụ là than hoạt tính, than nâu, đất sét, cacbon, magie, zeolite, trong đó than hoạt tính được sử dụng phổ biến nhất vì chúng có bề mặt riêng lớn từ 400 – 1500 m2/g.

2.4. Phương pháp oxy hóa

Độ màu và một số chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước thải dệt nhuộm rất khó xử lý thường gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của hệ sinh vật. Để khử được độ màu người ta thường sử dụng chất oxy hóa mạnh và ozone là chất oxy hóa được dùng phổ biến nhất.

Ozone phá vỡ hợp chất nhuộm hữu cơ hòa tan giúp làm giảm lượng màu và tăng khả năng phân hủy sinh học của nước thải. Được biết, ozone có thể khử đến 99% thuốc nhuộm trong nguồn thải.

2.5. Phương pháp màng xử lý

Phương pháp này được sử dụng ngày càng phổ biến với mục đích thu hồi hóa chất nhằm tái sử dụng tinh bột, thuốc nhuộm, muối, thuốc nhuộm. Với sự chênh lệch áp suất giữa 2 phía của màng giúp quá trình lọc màng diễn ra thuận lợi hơn.

màng xử lý trong xử lý nước thải dệt nhuộm

2.6. Phương pháp xử lý sinh học

Trước khi đưa vào giai đoạn xử lý sinh học, người ta tiến hành khử độc và giảm tỷ lệ các chất khó phân hủy sinh học bằng phương pháp cơ học – lý hóa. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học đạt tiêu chuẩn cần kiểm tra tỷ lệ chất dinh dưỡng trong quá trình phân hủy với tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1.

Một số công trình xử lý sinh học thường sử dụng như bùn hoạt tính, lọc sinh học, hồ oxy hóa kết hợp xử lý sinh học nhiều bậc.

Liên hệ ngay công ty xử lý nước thải Hợp Nhất nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu xử lý nước thải ngành dệt nhuộm theo hotline 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *