Có bao nhiêu công nghệ XLNT tại Việt Nam?

Tại Việt Nam, hiện nay có bao nhiêu công nghệ XLNT? Để xử lý nước thải các nguồn khác nhau, có những phương pháp nào đang được ứng dụng phổ biến?

Ngày nay, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý nước thải. Thông qua các tiêu chí, đặc trưng cũng như ưu điểm kỹ thuật mà nước thải sẽ được tái sử dụng lại nhờ ứng dụng công nghệ phù hợp. Với những tiến bộ của khoa học trong thời gian qua mà có rất nhiều công nghệ mới ra đời giúp tiết kiệm chi phí, hiệu quả và thân thiện hơn.

Đặc biệt để xử lý nước thải rỉ rác, nước thải chứa kim loại nặng hay nước thải sinh hoạt có nồng độ ô nhiễm phức tạp rất cần những công nghệ mới, hiện đại hơn.

Các công nghệ XLNT tiên tiến

Với những nỗ lực cải thiện chất lượng nguồn nước cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động và vận hành hệ thống xlnt, nhiều quốc gia đã triển khai 3 công nghệ phổ biến dưới đây:

  • Bể phản ứng theo mẻ (SBR): công nghệ này với cơ chế hoạt động cơ bản giống như công nghệ bùn hoạt tính (ASP) thông thường. Đây là quá trình xử lý hàng loạt kết hợp lắng sơ cấp, sục khí, lắng thứ cấp, gạn nước trong các bể phản ứng theo mẻ. Công nghệ này có tác dụng loại bỏ nito, photpho, BOD và không yêu cầu bể lắng thứ cấp riêng biệt, hay trạm bơm,..
  • Bể phản ứng sinh học chuyển động (MBBR) và bể phản ứng sinh học tầng sôi (FAB): đối với MBBR có chức năng tương tự như ASP, ngoại trừ việc cho phép các chất lơ lửng trong bể phản ứng sinh học vi khuẩn phát triển. Vì thế để tối đa hóa sự phát triển của vi khuẩn trong bể sục khí so với phương pháp thông thường thì người ta dùng thêm công nghệ FAB. Các giá thể của FAB được giữ cố định và sôi trong bể sục khí.
  • Bể phản ứng sinh học dạng màng (MBR): đây là quá trình sục khí và lọc thứ cấp trong cùng một bể bằng cách đưa chất lỏng đi qua hỗn hợp sục khí qua màng nên tiết kiệm được diện tích xây dựng một bể lắng riêng biệt. Ưu điểm của MBR có thể xử lý hết chất hữu cơ, cặn lơ lửng và BOD mà không cần tiêu tốn quá nhiều điện năng.
Có bao nhiêu công nghệ XLNT tại Việt Nam?
Công nghệ XLNT tại Việt Nam

Các công nghệ XLNT khác

Bên cạnh những công nghệ thông thường và tiên tiến như trên, một số công nghệ mới nổi gần đây cũng được triển khai ngày càng nhiều. Việc sử dụng những công nghệ xử lý nước thải này mang lại nhiều lợi thế như yêu cầu diện tích xây dựng thấp, vận hành hay cải tạo hệ thống xlnt đơn giản, không gây ra mùi hôi cũng như rất thân thiện với môi trường xung quanh.

Công nghệ XLNT BIOFOR

Công nghệ này liên quan đến việc xử lý sơ cấp nâng cao có bổ sung chất đông tụ và chất tạo bông, quá trình lọc bao gồm hai giai đoạn gồm môi trường hoạt tính sinh học và tăng cường sục khí bên ngoài.

Bùn hoạt tính tốc độ cao BIOFOR-F

Công nghệ này mang tính cơ giới hóa cao mà không cần đến bể lắng sơ cấp. Các giai đoạn xử lý bao gồm sục khí và lọc cát nhanh, gia nhiệt bể phân hủy và bùn kỵ khí phân hủy có kiểm soát nhiệt độ.

Công nghệ SAFF

Đây là một kỹ thuật oxy hóa sinh học hai giai đoạn. Về cơ bản nó gồm quy trình cố định có khả năng cung cấp oxy thông qua quá trình sục khí chìm. Thông qua đó, sinh khối tạo ra lớn với thời gian lưu kéo dài nên dễ dàng loại bỏ chất hữu cơ cao hơn.

Công nghẹ FBAS

Công nghệ này tương đối giống ASP, với các màng sinh học phát triển không ngừng. FBAS còn ứng dụng xử lý nước thải bằng thực vật để phân hủy chất ô nhiễm nhờ bộ rễ của cây.

Tháp sinh học

Thực chất đây là một bể lắng được thiết kế nhiều cửa hút dọc theo thành tháp. Bùn được hút tự động thông qua các ống hút dạng hộp được bố trí sẵn.

Khối sinh học sinh thái

Hệ thống này bao gồm sự tham gia của các loài vi khuẩn xử lý nước thải. Những vi khuẩn này thực hiện các quá trình hiếu khí – kỵ khí trong điều kiện có oxy hoặc trong các bể xử lý tự hoại.

Nếu bạn đang có ý định thiết kế hệ thống xlnt nhưng không biết phải lựa chọn công nghệ nào thì hãy liên hệ ngay công ty Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!