Xử lý nước thải nhiễm nito và photpho

Công nghiệp là một trong những ngành gây ô nhiễm nặng nề nhất hiện nay, trong đó chủ yếu phát sinh nito và photpho là 2 thành phần cần được xử lý tốt để đảm bảo an toàn cho nguồn tiếp nhận. Vậy đâu là công nghệ xử lý nước thải nhiễm nito và photpho hiệu quả?

Xử lý nước thải nhiễm ni tơ
Xử lý nước thải nhiễm ni tơ

1. Những tác động của nước thải nhiễm nito và photpho

Khi nguồn nước chứa hàm lượng nito cao thường hình thành nên 4 hình thức như nito hữu cơ, nito amonia, nitri và nitrat.

  • Nito hữu cơ gây ra một số bệnh nguy hiểm đối với người sử dụng nước. 
  • Nitrat gây thiếu hụt vitamin và dễ dàng kết hợp với amin hình thành nên nitrosamin khiến bệnh ung thư ngày càng tăng ở người cao tuổi.
  • Nito amoia thường xuất hiện trong nước ngầm làm giảm khả năng khử trùng Clo nên chúng dễ phản ứng với nhau hình thành nên Cloramins có tác dụng sát khuẩn khoảng 1.000 lần.

Đối với photpho thường tồn tại dưới dạng orthophotphoat, meta hoặc poliphotphat và photphat hữu cơ.

2. Xử lý nito và photpho bằng công nghệ SBR

Xử lý nước thải bằng công nghệ SBR là quá trình xử lý theo mẻ, hoạt động liên tục và xảy ra các quá trình khử quan trọng như khử BOD, nitrat hóa và nitrit trong một công trình duy nhất. Tất cả quy trình này là cách xử lý dựa trên hàm lượng bùn trong bể sinh học diễn ra trong điều kiện nước thải không ổn định.

Nguyên tắc xử lý nước thải nhiễm nito và photpho:

Khi nước thải đi vào bể phản ứng phải tạo điều kiện xảy ra các môi trường như thiếu khí – hiếu khí giúp vi sinh vật có điều kiện sinh trưởng và phát triển bằng cách hấp thụ và phân hủy chất hữu cơ trong nguồn nước.

Lượng chất hữu cơ gồm N, P và C được hấp thu hoàn toàn vào sinh khối của vi sinh. Lượng cặn lắng xuống đáy bể và phần nước trong được tách bỏ hoàn toàn lượng chất ô nhiễm. Chu kỳ xử lý này diễn ra liên tục theo từng mẻ.

Quy trình xử lý này được chia làm 5 giai đoạn chính:

  • Làm đầy: Nguồn nước được tách bỏ hoàn toàn chất rắn lơ lửng hoặc rác thải.
  • Khuấy trộn: Xảy ra môi trường thiếu khí vì nước được trộn đều với bùn hoạt tính.
  • Sục khí: Quá trình oxy hóa chất hữu cơ bằng vi sinh và nitrat hóa vì tạo ra phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính.
  • Lắng tĩnh: Tách phần nước với phần bùn.
  • Tách nước: Xả phần nước đã xử lý ra nguồn tiếp nhận.
Công nghệ SBR xử lý nước thải
Công nghệ SBR xử lý nước thải

3. Xử lý bằng phương pháp sinh học

Xử lý nước thải nhiễm nito và photpho bằng phương pháp sinh học dựa trên việc kết hợp xử lý cả nito và photpho bằng các công trình chủ yếu như xử lý thiếu khí – hiếu khí – yếm khí. Dưới đây là một số công nghệ xử lý nước thải nhiễm nito và photpho.

Công nghệ A2O

Được cải tiến từ quy trình AO và có thêm vùng cấp oxy nhằm tăng quá trình khử nitrat. Tại bể anoxic, vi sinh vật tiến hành sử dụng oxy từ NO3- và NO2-. Sau đó, lượng nitrat và nitrit được bổ sung tuần hoàn từ quá trình aerobic. Với công nghệ này, có thể ứng dụng để xử lý cho nhiều loại nước thải khác nhau như nước thải bệnh viện, nước thải sản xuất thực phẩm, nước thải ngành chế biến thủy hải sản, nước thải sản xuất bánh kẹo. Thông thường để tăng hiệu quả xử lý, người ta thường ứng dụng và kết hợp công nghệ A/O với công nghệ MBBR.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải nhiễm nito và photpho này:

  • Chi phí vận hành thấp;
  • Có thể di dời hệ thống sang địa điểm khác;
  • Có thể nối lắp hoặc kết hợp với mođun hoặc thiết bị khác.
Xử lý nước thải bằng công nghệ AAO
Xử lý nước thải bằng công nghệ AAO

Công nghệ oxy hóa tuần hoàn

Kênh oxy hóa hoạt động nhờ việc thổi khí trong bùn hoạt tính. Việc thổi khí giúp khử BOD cũng như ổn định bùn nhờ quá trình hô hấp nội bào. Tất cả chất hữu cơ trong các công trình xử lý được oxy hóa hoàn toàn với hiệu quả xử lý BOD đến 85,95%. Tại bể hiếu khí xảy ra quá trình oxy hóa hiếu khí chất hữu cơ và nitrat hóa. Vùng thiếu khí lượng oxy hòa tan thường dưới diễn ra quá trình hô hấp kỵ khí và khử nitrat.

Mặc khác, kênh oxy hóa hoạt động nhờ nguyên tắc aerotank đẩy và guồng quy được bố trí theo chiều nhất định nên dễ hình thành vùng hiếu khí và thiếu khí luân phiên thay đổi nhau. Nhờ vậy mà hiệu quả xử lý để khử nito trong kênh oxy hóa tuần hoàn có thể đạt từ 40 – 80%.

Xử lý khí thải Hợp Nhất
(Hình: Công ty chuyên xử lý nước thải Hợp Nhất)

Trên đây là một số thông tin về phương pháp xử lý nước thải nhiễm nito và photpho. 

Mọi thông tin cần tư vấn về xử lý nước thải, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ trực tiếp với nhà thầu xử lý nước thải Hợp Nhất theo Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết hơn.