Các giai đoạn xử lý nước thải chất tẩy rửa

Nhắc đến hóa chất tẩy rửa ta có thể hình dung được sự độc hại của chúng đối với môi trường. Khi nước chứa hóa chất tẩy rửa quá lớn với hàm lượng chất độc hại quá cao chắc hẳn sẽ trở thành vấn nạn ô nhiễm môi trường lớn. Xử lý nước thải sinh hoạt có thể loại bỏ hàm lượng thấp chất tẩy rửa nhưng đối với nhiều ngành công nghiệp chưa thể đảm bảo xử lý nước thải hoàn toàn vì lưu lượng nước thải quá lớn.

Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống xử lý nước thải chất tẩy rửa nên chưa thể tìm được phương pháp xử lý đúng cách. Nếu biết thêm thông tin chi tiết, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Các giai đoạn xử lý nước thải chất tẩy rửa

Ảnh hưởng của chất tẩy rửa đến môi trường

Chất tẩy rửa thường phát sinh từ các chất hữu cơ benzen sunphonat và photphat (gốc ankin). Nước thải từ chất tẩy rửa chỉ loại bỏ cáu cặn chưa loại bỏ hoàn toàn các chất này ra khỏi nước. Cuối cùng chúng đổ ra ngoài cống rãnh, chảy vào ao, hồ, sông, suối,… trở thành nguồn gây ô nhiễm chính.

Lâu dần vi khuẩn tiếp tục oxy hóa các chất hữu cơ, phân giải thành H2O, CO2, nito. Tuy nhiên những hóa chất tẩy rửa này lại rất khó bị phân hủy. Vì thế chúng có khả năng tồn tại trong nguồn nước ở thời gian khá lâu.

Đặc tính khi nước nhiễm chất tẩy rửa thường nổi nhiều bọt (do có sự xuất hiện của benzen sunphonat gốc ankin tạo ra). Quá trình tự làm sạch của nguồn nước thấp khi xuất hiện hàm lượng bọt quá lớn. Hàm lượng dưỡng khí cũng bị tiêu hao đáng kể làm thiếu hụt lượng oxy trong nước khiến các loài sinh vật dưới nước không thể hô hấp dẫn đến chết hoặc ngạt thở.

Ngoài môi trường, nước thải chất tẩy rửa còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khi tiếp xúc với chúng trong thời gian dài, niêm mạc và da sẽ bị kích ứng, cản trở quá trình hoạt động của phần lớn chức năng của cơ thể.

Xử lý nước thải chất tẩy rửa cần ứng dụng biện pháp xử lý ưu việt để loại bỏ 70.000 hóa chất sử dụng hằng ngày. Ngoài ra, chất tẩy rửa còn là vấn đề lớn đối với hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa dị dạng, ung thư da và nghiêm trọng gây khuyết tật cho trẻ em, bà mẹ mang thai hoặc ung thư. Theo số liệu từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM) có khoảng 15 – 20 ca ngộ độc và có dấu hiệu ngày càng gia tăng.

7 Giai đoạn xử lý nước thải chất tẩy rửa cơ bản

Dưới đây là 7 giai đoạn xử lý nước thải chất tẩy rửa cơ bản

Giai đoạn 1: Thu gom và xử lý rác thải

Nguồn nước thải chứa hóa chất tẩy rửa được thu gom vào hệ thống xử lý tập trung. Tại đây, tiến hành châm thêm hóa chất NaOH với mục đích ổn định nồng độ pH. Song chắn rác được lắp đặt tại đầu hố thu để xử lý phần rác thô có kích thước lớn. Việc xử lý rác có tác dụng tránh được hiện tượng tắc nghẽn và tạo hiệu quả xử lý nước thải chất tẩy rửa cho các công trình phía sau.

Giai đoạn 2: Bể điều hòa

Nước thải tại đây được điều chỉnh ổn định về lưu lượng và nồng độ. Máy thổi khí hoạt động liên tục giúp tránh hiện tượng lắng cặn và yếm khí xảy ra. Vì thế có thể tránh khỏi mùi hôi phát sinh.

Giai đoạn 3: Keo tụ – tạo bông

Sau khi được xử lý thô, nước thải được dẫn đến bể keo tụ – tạo bông. Hóa chất keo tụ được bơm định lượng vào bể. Nhờ quá trình keo tụ mà các chất bẩn được liên kết với nhau dưới dạng huyền phù. Bể tạo bông tiếp nhận nước thải với hóa chất keo tụ polymer để hình thành nên các bông cặn có kích thước lớn hơn. Vì vậy mà hiệu quả xử lý tăng lên vượt trội.

Giai đoạn 4: Bể lắng

Bể lắng tiếp nhận nước thải từ bể keo tụ – tạo bông. Vì những bông cặn có kích thước nên hiệu quả lắng và tách bỏ bông bùn ra khỏi nước được dễ dàng hơn. Giữa bông bùn và nước thải được tách riêng thành 2 phần riêng biệt. Bùn được chuyển về bể chứa bùn và nước thải di chuyển đến công trình phía sau.

Giai đoạn 5: Bể sinh học hiếu khí

Chất hữu cơ còn sót lại sẽ được xử lý tại đây. Chúng được xử lý nước thải sinh học bằng cách oxy hóa hoàn toàn nhờ tác dụng của hệ vi sinh vật hiếu khí. VSV tiếp nhận nguồn oxy để sinh trưởng bằng cách phân hủy chất hữu cơ trong nước. Sau đó, vi sinh vật này hình thành nên những bùn hoạt tính dưới dạng quần thể bông bùn dễ lắng.

Giai đoạn 6: Bể lắng sinh học

Bể lắng này thực hiện nhiệm vụ tách bùn hoạt tính. Sau đó chúng theo máng thu di chuyển đến khu vực trung tâm. Phần bùn sau khi lắng một phần tuần hoàn ngược trở về bể hiếu khí để duy trì mật độ sinh khối, một phần dẫn về bể chứa bùn.

Giai đoạn 7: Bể khử trùng

Bể khử trùng có vai trò xử lý cuối cùng với khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại như E. Coli, Coliform giúp xử lý nước thải chất tẩy rửa hoàn toàn đạt chuẩn.

Cuối cùng nước sau xử lý đã đạt tiêu chuẩn được đưa ra nguồn tiếp nhận hoặc chuyển qua các quy trình xử lý khác nếu muốn tiếp tục được tái sử dụng.

Liên hệ ngay Hotline 0938 857 768 – công ty môi trường Hợp Nhất để được tư vấn miễn phí và chi tiết nhất nhé!