So sánh 3 loại thực vật xử lý nước thải

Bên cạnh việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải bằng các công nghệ tiên tiến thì hiện nay người ta cũng ứng dụng thực vật vào xử lý nước thải. Trong đó bèo tây, cây sậy nước, cỏ vetiver là loài thực vật xử lý nước thải được đánh giá cao về hiệu quả xử lý nhờ khả năng loại bỏ nhiều thành phần ô nhiễm. Điểm chung của mỗi giải pháp để làm sạch nước thải, loại bỏ TSS, BOD, COD, N, P, kim loại nặng,…

3 loại thực vật xử lý nước thải
3 loại thực vật xử lý nước thải

1. Nguyên tắc của các loài thực vật xử lý nước thải

Các thành phần nước thải được loại bỏ thông qua cơ chế lắng, lọc, kết tủa hóa học, hấp phụ thì giải pháp xử lý nước thải bằng thực vật nổi cũng khá khả quan. Phương án này được đánh giá mang đến hiệu quả kinh tế, ít cần bảo dưỡng, tăng tính đa dạng sinh học đáng kể.

  • Lựa chọn các loài thực vật có khả năng xử lý chất hữu cơ, vô cơ, dễ phát triển trong môi trường ô nhiễm.
  • Tạo ra nguồn sinh khối dồi dào vừa tham gia hấp thụ chất dinh dưỡng, kim loại vừa tạo ra lợi ích kinh tế từ hệ thống xử lý chung.
  • Thành phần nước thải được loại bỏ thông qua các cơ chế như hóa học, hấp phụ, sự tương tác vi sinh vật.
  • Tăng cường cải thiện chất lượng nước thải bằng cách duy trì đa dạng sinh học, cung cấp môi trường sống cho nhiều sinh vật, hiệu quả về chi phí, không gây ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái với chi phí bảo trì thấp.

2. So sánh khả năng xử lý nước thải của 3 loài thực vật

2.1. Bèo tây

  • Bèo tây phát triển nhanh nên thường sử dụng để xử lý nước thải đô thị.
  • Bào tây trở thành sự lựa chọn khả thi về chi phí xử lý nước thải khi nó chỉ dùng 13% năng lượng so với các hệ thống xử lý nước thải thông thường.
  • Chức năng: loại bỏ hàng loạt chất ô nhiễm và phát triển mạnh tại nhiều khu vực nhạy cảm về ô nhiễm.
  • Cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm hàm lượng chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng.
  • Sự hiện diện của bèo tây đóng vai trò hết sức cần thiết để khử kim loại nặng ở nồng độ cao, trở thành giải pháp thay thế tiềm năng cho quá trình xử lý thứ cấp.
  • Bèo tây còn giúp ngăn chặn sự thay đổi của nồng độ pH. Khi sự gia tăng TDS khiến nồng độ pH giảm do hấp thụ chất dinh dưỡng hoặc giải phóng đồng thời với ion H+ vào kim loại. Trong điều kiện này làm giảm BOD, COD thì vai trò của nhóm thực vật càng quan trọng để hấp thụ.
  • Người ta còn thử nghiệm bèo tây để xử lý nước thải dệt nhuộm với hiệu quả loại bỏ chất rắn lơ lửng, P, N, Kali, TSS và khử clorua, độ đục, độ màu, nhiều thành phần kim loại khác.
Bèo tây có khả năng xử lý nước thải
Bèo tây có khả năng xử lý nước thải

2.2. Cây sậy nước

  • Nhiều khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, cây sậy nước được trồng trong các HTXLNT vì khả năng loại bỏ nhiều chất ô nhiễm, hấp thụ tạp chất, tăng trưởng nhanh, sản xuất sinh khối lớn.
  • Đối với các ao/hồ sử dụng cây sậy nước, nồng độ pH thay đổi từ kiềm sang trung tính nhờ rau diếp hấp thụ hết chất dinh dưỡng, muối khoáng, giải phóng H+, hấp thụ ion kim loại.
  • Khả năng loại bỏ của cây sậy nước đối với các thành phần như TDS (70%), coliform (99%), BOD (93%), COD (59%), nitrat (70%), P (33%), amoniac (93%).
  • Rễ cây sậy nước tích lũy nhiều kim loại như Ca, Cd, Fe, K, Mg, Mn, Zn,…
  • Người ta thường định kỳ thu hoạch cây sậy với mục đích tăng trưởng sinh khối, loại bỏ hiệu quả chất dinh dưỡng, kim loại không mong muốn.
  • Khả năng loại bỏ cadium, asen và đặc biệt thủy ngân của cây sậy nước tương đối lớn so với bèo tây.
Cây sậy nước
Cây sậy nước

2.3. Cỏ vetiver

  • Vào những năm 1990, người ta đã biết dùng cỏ vetiver trong việc hấp thụ chất ô nhiễm, đặc biệt xử lý nước thải rỉ rác.
  • Cỏ vetiver là thực vật nhiệt đới có chức năng bảo tồn đất, nước, cải tạo đất, kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước.
  • Nó có sức chịu tải với hợp chất hữu cơ, vô cơ phù hợp để trở thành phương pháp XLNT thân thiện với môi trường.
  • Cỏ vetiver khá lý tưởng để làm sạch nước bị phú dưỡng, nước rỉ rác, nước thải chăn nuôi, hấp thụ kim loại nặng để cải tạo các bãi chôn lấp. Khả năng của nó còn chịu được nước có độ mặn cao, độ chua, hấp thụ N, P nồng độ lớn.
  • Nó thích hợp để xử lý nước thải nhiều ngành/lĩnh vực sản xuất công nghiệp với kết quả xử lý cao.
Cỏ vetiver gấp thụ tốt chất ô nhiễm
Cỏ vetiver hấp thụ tốt chất ô nhiễm

Như vậy, tốc độ hấp thụ, tích lũy chất ô nhiễm giữa các loài khác nhau. Thành công từ quá trình xử lý nước thải phụ thuộc nhiều vào quá trình quang hợp và tốc độ tăng trưởng của thực vật.

Quý khách hàng cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay với Công ty dịch xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ thông tin miễn phí nhé!