Ứng dụng hệ thống RO để xử lý nước

Hệ thống RO sử dụng nhiều trong lọc nước công nghiệp, nước đi qua màng composite hoặc màng xenlulo axetats tạo ra nước chất lượng.

Nước sạch và cải tạo nước trở thành giải pháp thay thế cho nhiều nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo chất lượng. Và công nghệ màng đóng vai trò quan trọng trong quá trình lọc nước tiết kiệm chi phí nhất.

Hệ thống RO xử lý nước cấp

Hệ thống xử lý RO cơ bản gồm:

  • Màng áp suất thấp giảm tiêu thụ điện năng, màng thường được làm từ vật liệu tổng hợp như polyamide (TFC), cenlulo axetats (CA), cenlulo tricetate (CTA) được quấn xoắn ốc quanh ống sợi rỗng liên kết với nhau
  • Thiết bị tiền xử lý gồm bộ lọc, chất làm mềm, hệ thống cấp hóa chất, hệ thống siêu lọc, vi lọc để ngăn ngừa đóng cặn và tắc nghẽn màng RO
  • Thiết bị sau xử lý: gồm thiết bị khử trùng bằng tia cực tím để đảm bảo nước sau xử lý đảm bảo các thông số nằm trong giới hạn cho phép
  • Hiệu suất màng phụ thuộc vào các yếu tố như loại màng, kiểm soát lưu lượng, chất lượng nước cấp, nhiệt độ, áp suất.

Hệ thống xử lý nước RO – DI

Có nhiều hệ thống để xử lý nước cấp khác nhau để làm sạch nước, vậy hệ thống nào được đánh giá cao về hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối ưu. Và hệ thống RO-DI là một trong những sự kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp xử lý nước tinh khiết tốt nhất hiện nay. Vậy quy trình xử lý nước cấp này diễn ra theo quy trình nào?

  • Đầu tiên nước đi qua bộ lọc than hoạt tính để loại bỏ chất hữu cơ, tăng khả năng ngăn ngừa sự bám bẩn của VSV trong nước
  • Nước đi qua thiết bị làm mềm bằng cách loại bỏ độ cứng, cáu cặn như canxi, magie mà bộ lọc than hoạt tính chưa xử lý hết
  • Tiếp theo, nước đi qua màng RO xử lý hết chất rắn hòa tan, tạo ra lượng nước tinh khiết dựa trên màng áp suất trước khi đi vào bể chứa nước
  • Tuy nhiên để tạo ra nước tinh khiết hơn, nước RO tiếp tục đi qua hệ thống khử ion (DI) nhằm giảm độ đục của nước. Đồng thời, khoáng chất vi lượng, ion tích điện cũng loại bỏ khỏi nước

Nước sau xử lý RO-DI sẽ được tái sử dụng cho nhiều mục đích trong sản xuất công nghiệp hoặc dùng cho hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Hệ thống RO xử lý nước thải

Với nhiều lợi thế về khả năng làm sạch nước, hệ thống RO ngày càng được sử dụng trong xử lý nước thải công nghiệp với khả năng làm sạch nước. Màng RO được chứng minh giảm đáng kể tổng chất rắn hòa tan, kim loại nặng, chất ô nhiễm hữu cơ, vi khuẩn, vi rút.

Hệ thống RO được thiết kế phải tuân thủ quy định để ngăn chặn sự tắc nghẽn màng, giảm chi phí bảo trì và thời gian ngưng hoạt động. Phương pháp lọc nước thải này trở thành giải pháp quan trọng khi xử lý nhiều loại nước thải đảm bảo đạt chuẩn và đáp ứng yêu cầu tái sử dụng nước.

Các quy trình xử lý

Một quy trình XLNT điển hình gồm phương pháp sơ cấp, thứ cấp và thứ ba. Nước thải đầu ra có độ đục thấp và được khử trùng trước khi thải ra ngoài môi trường. Tuy nhiên, các hệ thống này không làm giảm mức độ chất rắn hòa tan.

Để tăng hiệu quả, hệ thống RO tích hợp trong quy trình xử lý cấp ba hay ngăn chặn sự tắc nghẽn, đóng cặn thì việc xử lý tắc màng cần phải được làm sạch, vệ sinh màng thường xuyên. Điều này giúp tăng tuôi thọ và chức năng xử lý của màng.

Trong giai đoạn tiền xử lý thì việc loại bỏ hạt keo cũng được kiểm soát nhờ tích hợp hệ thống màng siêu lọc, vi lọc. Clo cũng được thêm vào trong quy trình này nhằm kiểm soát quá trình tạo màng sinh học, giảm thiểu sự phát triển sinh học. Màng RO ít có khả năng chịu clo tự do nhưng chịu được cloramin ở mức cao. Nồng độ clorami 2-4 ppm nên được duy trì trong nước thải để ngăn chặn sự phát triển các yếu tố sinh học trên màng RO.

Hệ thống RO áp dụng phổ biến trong việc xử lý nước sạch, tái chế, tái sử dụng nước thải ở nhiều quy mô khác nhau. Thành công của công nghệ này phụ thuộc vào quá trình tiền xử lý, kiểm soát hóa chất và màng RO có khả năng chống bám cặn. Nếu quý KH cần hỗ trợ tư vấn sử dụng công nghệ RO trong việc xử lý nước cấp, nước thải thì hãy liên hệ ngay Công ty môi trường xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.