Xử lý nước thải ngành dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học

Nước thải dệt nguộm trở thành nguồn chính gây ô nhiễm nước nghiêm trọng nhất hiện nay. Việc xử lý nước thải ngành dệt nhuộm là thách thức lớn đối với con người không chỉ vì nguồn thải không ngừng tăng cao mà do sự cản trở từ cấu trúc bền chắc của phân tử thuốc nhuộm. Trong nội dung dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin về việc xử lý nước thải ngành dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học.

Xử lý nước thải ngành dệt nhuộm bằng phương pháp sinh học

1. Những thách thức khi xử lý nước thải ngành dệt nhuộm

Nhiệm vụ của chúng ta duy trì và làm sạch nước thải bằng cách tái sử dụng nước. Ngành dệt nhuộm đóng vai trò tiêu thụ nguồn nước khổng lồ trong quá trình nhuộm đã tạo ra nguồn nước có thành phần phức tạp, độ màu cao, độ đục, hợp chất độc hại, chất vô cơ và hữu cơ tràn lan.

Với những thuốc nhuộm hoạt tính và độ màu cao sẽ xâm nhập và cản trở ánh sáng vào các cùng nước dẫn đến hiện tượng phú dưỡng. Mặc dù nhu cầu dùng thuốc nhuộm là đáng báo động đối với môi trường nhưng việc cắt giảm sản xuất chúng sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng về kinh tế.

Ước tính hàng năm có hàng chục tấn thuốc nhuộm, và 15% trong số đó sử dụng sai đã và đang phá hủy môi trường sống. Ngoài ra các chất ô nhiễm mới như kháng sinh, thuốc trừ sâu, chất dẻo nano lại trở thành mối đe dọa mới đối với hệ thống thủy sinh.

Song song, giá trị COD, BOD5, dầu mỡ trong nước dẫn đến sự cạn kiệt nguồn oxy hòa tan, tạo ra những hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống thủy sinh.

Nước thải ngành dệt nhuộm có độ màu cao

2. Công nghệ sinh học XLNT dệt nhuộm

Sự kết hợp của các quá trình sinh học như hiếu khí – thiếu khí- kỵ khí đã áp dụng thành công đối với nước thải dệt nhuộm. Ngoại trừ phân hủy sinh học chất hữu cơ, quá trình hấp phụ và liên kết với vsv cũng có tác dụng loại bỏ kim loại nặng.

Các hệ thống này được phân chia thành nhiều loại khác nhau như cần oxy hoặc không cần oxy nhưng tất cả đều có chức năng loại bỏ chất ô nhiễm dễ phân hủy sinh học.

Gần đây, người ta dùng hệ thống hiếu khí – kỵ khí để loại bỏ nước thải dệt nguộm bằng phương pháp hóa lý, oxy hóa và sinh học với ưu điểm không dùng hóa chất, bùn thải thấp hơn nên rất thân thiện với môi trường.

Đồng thời quá trình màng cũng được sử dụng hiệu quả với quá trình sinh học. Hệ thống này còn gọi bể phản ứng sinh học màng. Chúng có ưu điểm hơn so với các bể lắng như chất lượng nước xả cao, tuổi bùn cao, ít tạo ra bùn, chiếm ít diện tích và khả năng phân hủy sinh học hiệu quả hơn.

Đặc biệt các quá trình này kết hợp với nhau sẽ tăng hiệu suất xử lý nước thải dệt nhuộm bao gồm việc loại bỏ thuốc nhuộm azo. Cần lưu ý, việc xử lý sinh học không đủ để loại bỏ và phân hủy hợp chất phức tạp, vì thế mà phương pháp oxy hóa hóa học được áp dụng trước hoặc sau giai đoạn sinh học để tăng khả năng phân hủy.

3. Một số phương pháp xử lý khác

Ở nước ta xuất hiện nhiều nhà máy dệt nhuộm với HTXLNT với quy mô và công suất khác nhau. Họ áp dụng những phương pháp phổ biến như hóa học, trung hòa, ôxy hóa khử riêng lẻ, tách biệt với nhau nên thường gây ô nhiễm thứ cấp.

Còn những công nghệ màng điện hóa, ozon mặc dù tạo ra chất lượng nước có thể tái sử dụng nhưng lại hạn chế ở chi phí đầu tư quá lớn. Trước những thách thức này, việc tìm kiếm công nghệ hiệu quả, chi phí thấp, ít dùng hóa chất là điều quan trọng nhất.

Đã có nhiều phương pháp xuất hiện để giải quyết các vấn đề này như hấp phụ, oxy hóa hóa học, đông tụ, keo tụ với hiệu quả, khả năng ứng dụng rộng rãi, tính khả thi và đơn giản khi vận hành được ứng dụng khá hiệu quả.

Trên đây là một trong những giải pháp XLNT dệt nhuộm hiệu quả hiện nay. Nếu như Quý Doanh nghiêp muốn xây mới hệ thống xử lý nước thải và cần tìm kiếm phương pháp tốt hơn, tối ưu và chất lượng hơn thì gọi ngay Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768. Với kinh nghiệm hơn 10 năm cùng sự hỗ trợ tận tình từ đội ngũ kỹ sư, công trình chuyên môn cao sẽ kịp thời đưa ra những giải pháp xử lý nước thải hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho Quý doanh nghiệp.