Quy định bồi thường thiệt hại môi trường

Vì sao các doanh nghiệp cần phải bồi thường thiệt hại do gây ra ô nhiễm môi trường? Làm sao để xác định mức chi phí cần đền bù? Quy định về pháp lý ra sao?

Đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường thường dẫn đến thiệt hại về tính mạng, sức khỏe nên phải có trách nhiệm pháp lý dân sự. Thiệt hại do ô nhiễm bao gồm các chức năng suy thoái môi trường, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và lợi ích hợp pháp, làm suy giảm tính năng của môi trường.

Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về các vấn đề này!

Vì sao phải bồi thường thiệt hại môi trường?

Ô nhiễm chủ yếu sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn làm ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Không đơn giản tác động đến môi trường, sự cố môi trường ảnh hưởng rất nhiều trên nhiều lĩnh vực như kinh tế – xã hội, hệ sinh thái, sức khỏe và đời sống vật chất, tinh thần của con người.

Bên cạnh việc quản lý và xử lý các hành vi vi phạm thì cần nâng cao công tác bồi thường thiệt hại đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm.

Bồi thường thiệt hai không chỉ giải quyết các vấn đề mà còn thể hiện sự nghiêm khắc của pháp luật, răn đe các chủ thể gây ô nhiễm mà còn nâng cao nhận thức của người dân trong vấn đề BVMT nói chung. Bồi thường do gây ô nhiễm còn giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể bị thiệt hại.

Bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường

  • Doanh nghiệp phải bù đắp, khôi phục trạng thái ban đầu của môi trường và khắc phục hậu quả.
  • Doanh nghiệp đảm bảo các phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao giá trị môi trường đối với chất lượng cuộc sống con người bằng ý thức và thực hiện đầy đủ trách nhiệm bồi thường.

Quy định bồi thường thiệt hại môi trường

Chẳng hạn như tàu chở dầu gây ra sự cố tràn dầu, rò rỉ dầu gây hậu quả nghiêm trọng khiến nguồn thủy sản chết, ảnh hưởng đến nguồn sống, đe dọa đến sức khỏe và giảm nguồn thu nhập cho con người. Trường hợp này, chủ tàu phải có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hoàn toàn khối lượng dầu tràn.

Hoặc giống như sự cố cháy nhà máy Rạng Đông. Chính sự kiện này làm thất thoát nguồn thủy ngân độc hại ra ngoài môi trường khiến sức khỏe người dân bị tác động nghiêm trọng.

Quan trọng hơn, khu vực xung quanh nhà máy bị ô nhiễm không nghí chứa nhiều thành phần, hóa chất độc hại vượt ngưỡng cho phép. Sau sự việc, nhà máy đã tiến hành khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại cho những người liên quan.

Vậy làm thế nào xác định thiệt hại môi trường?

  • Mức độ suy giảm chức năng, tính hữu ích môi trường như có suy giảm, suy giảm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
  • Phạm vi, giới hạn môi trường: diện tích vùng bị tác động, vùng đệm, vùng lõi bị ảnh hưởng.
  • Xác định thành phần môi trường bị suy giảm: mức độ và thành phần môi trường, hệ sinh thái, loài bị thiệt hại.
  • Chi phí thiệt hại: nhu cầu xử lý, cải tạo, phục hồi, giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn thải. Áp dụng biện pháp giảm thiểu thiệt hại môi trường để làm căn cứ bồi thường.
  • Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản, lợi ích của tổ chức, cá nhân do ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Ở nước ta, hệ thống quan trắc môi trường chất thải khá ít vì thế chất lượng môi trường luôn ở mức kém, xấu với nồng độ vượt quá ngưỡng cho phép. Vì nguyên nhân này mà các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có trách nhiệm với tổn hại gây ra cho môi trường nên cần phải sử dụng biện pháp khắc phục ô nhiễm.

Trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, việc bồi thường thiệt hại được thông qua theo cách hòa giải, hoặc giải quyết bằng tòa án. Phương thức kiện tụng được thực hiện nhiều nhất vì dễ thực hiện, hiệu quả và đơn giản trong việc thu thập chứng cứ, xác định thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra. Thông qua đó, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm yêu cầu bồi thường và xác định thiệt hại môi trường từ cơ quan cấp xã đến Bộ TNMT.