Định hướng phát triển doanh nghiệp bền vững

Yêu cầu doanh nghiệp phát triển kinh doanh bền vững nhằm giúp giữ cân bằng về xã hội, kinh tế và môi trường, tăng cường giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ở cấp độ doanh nghiệp, tính bền vững trở thành chìa khóa quan trọng để duy trì các biện pháp như quản lý chất thải, cải thiện nguồn lực, hiệu quả và nâng cao giá trị thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ sẵn có.

Phát triển doanh nghiệp bền vững

Kinh tế bền vững

  • Cần đổi mới công nghệ như áp dụng phát triển bền vững để giảm tác động môi trường trong nhiều sản phẩm mới, hoạt động kinh doanh, tích hợp công nghệ môi trường, tập trung vào sản xuất sạch.
  • Tăng cường hợp tác: chủ yếu cộng tác với các đối tác kinh doanh khác nhau, trao đổi thông tin về sản phẩm, công nghệ sáng tạo.
  • Sử dụng quy trình hoạt động kinh doanh hiệu quả, bền vững của doanh nghiệp vào cuộc sống hàng ngày.

Đối với khía cạnh môi trường

  • Đánh giá tác động môi trường từ hoạt động của doanh nghiệp.
  • Sử dụng nguồn tài nguyên, năng lượng tái tạo, không thể tái sinh thông qua nguồn tài nguyên tái chế, phát thải vào môi trường (nước, không khí, đất), tác động từ chất thải nguy hại, đa dạng sinh sạch và toàn bộ vòng đời của sản phẩm.

Định hướng phát triển doanh nghiệp bền vững

Đối với khía cạnh xã hội

  • Quản trị doanh nghiệp: cải thiện mối quan hệ với các bên liên quan, hoạt động theo đúng quy tắc thị trường, xác định trách nhiệm của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo môi trường lao động an toàn đối với con người, ngăn ngừa ô nhiễm và những tác động tiêu cực.
  • Phát triển nguồn nhân lực bền vững phù hợp với vấn đề giáo dục tăng nhận thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Phát triển công nghiệp sinh thái bền vững

Mục tiêu chính của công nghiệp sinh thái là cải thiện đáng kể hoạt động kinh doanh và môi trường. Để đạt được mục tiêu này, cần tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải, công nghệ sạch hơn.

  • Hiệu quả tài nguyên: giảm thiểu sử dụng năng lượng, vật liệu và giao thông vận tải, điều này làm giảm chi phí sản xuất.
  • Sản xuất sạch hơn: đề xuất biện pháp BVMT ngăn chặn chất độc hại, kiểm soát phát thải hoặc tái sử dụng vật liệu.
  • Năng lượng tái tạo: sử dụng hiệu quả năng lượng để loại bỏ chất ô nhiễm, nhất là nhiên liệu hóa thạch.
  • Tiến hành xanh hóa tòa nhà: đáp ứng tiêu chuẩn năng lượng và môi trường bằng giải pháp kiến trúc xanh. Thiết kế các cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội.
  • Quy hoạch khu sinh thái: phát triển năng lực của hệ thống xử lý khí thải, nước và đất liên quan đến hệ sinh thái xung quanh.

Thay đổi trong quản lý doanh nghiệp bền vững

Ở nước ta có hàng trăm KCN nhưng lại có nhiều rủi ro liên quan đến ô nhiễm như sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, gia tăng lượng chất thải, nước thải gây ra mối đe dọa cho các hệ sinh thái. Ô nhiễm từ chất gây hại công nghiệp vì sử dụng quá mức tài nguyên kéo theo sự suy giảm việc phát triển bền vững.

Với những trở ngại này mà nhiều dự án trọng tâm được phát triển trong quản lý chất thải công nghiệp. Họ ứng dụng phương pháp xử lý môi trường cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên trong sản xuất. Điều này liên quan đến việc thí điểm các mô hình kinh doanh, quản lý, kỹ thuật tích cực tác động trực tiếp đến điều kiện môi trường được cải thiện.

Nhiều dự án công nghiệp thường liên quan đến việc hiện đại hóa theo định hướng môi trường, thiết lập biện pháp quản lý và phổ biến khác. Doanh nghiệp tập trung vào việc vận chuyển, xử lý, tái chế, tái sử dụng nước thải, quản lý bùn thải, hệ thống giám sát và cải tiến quy trình.

Để thực hiện thành công cần đề xuất chính sách, kế hoạch và chương trình hỗ trợ nhằm ngăn chặn, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên trong các khu công nghiệp.

Công ty xử lý nước thải Hợp NHất sẽ cập nhật thêm nhiều giải pháp xử lý, tin tức môi trường,…bạn đọc quan tma xin vui lòng truy cập website để biết thêm thông tin!