Xử lý nước thải hữu cơ là nhiệm vụ bắt buộc cho các ngành sản xuất, ngành chế biến đang phát triển mạnh ở nước ta. Vậy loại nước thải này được xử lý theo những cách nào? Mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
1. Yêu cầu quan trọng khi xử lý nước thải hữu cơ
Nước thải từ các cơ sở chế biến, nhà máy sản xuất chứa nhiều chất hữu cơ với hàng trăm chất khác nhau như chất béo, dầu mỡ, TSS, BOD, COD, kim loại hoặc nồng độ pH cần phải điều chỉnh. Việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải phải đáp ứng các yêu cầu xử lý thực tế.
- Trường hợp vi sinh vật không được cung cấp đủ chất hữu cơ, chúng sẽ chết nên ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý tổng thể.
- Trường hợp vi sinh vật cung cấp quá nhiều chất hữu cơ, chúng sẽ vượt quá các công suất thiết kế và gây ra nhiều cản trở như tắc nghẽn hệ thống.
Có rất nhiều thông số hóa học, hữu cơ và vô cơ bằng các phản ứng phức tạp thực hiện trong quá trình xử lý nước thải. Một hệ thống xử lý đầy đủ bao gồm loạt các quá trình với mục đích loại bỏ hết hợp chất ô nhiễm không mong muốn đối với nguồn nước đầu vào.
Các hệ thống này được thiết kế cung cấp khả năng loại bỏ chất hữu cơ và vô cơ ổn định. Do đó mà việc vận hành đòi hỏi phải có phương tiện giám sát thông số chất lượng nước thiết yếu trong toàn bộ hệ thống.
Các thông số hóa học hữu cơ gồm:
- Nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày (BOD5).
- Nhu cầu oxy hóa học (COD).
- Tổng cacbon hữu cơ (TOC).
- Cacbon hữu cơ hòa tan (DOC).
2. Phương pháp xử lý nước thải hữu cơ đơn giản
Khi các hoạt động công nghiệp và dân số phát triển không ngừng, việc cải tiến công nghệ XLNT mang tầm quan trọng thiết yếu. Dưới đây là 2 trong nhiều cách để xử lý nước thải hữu cơ trong thời gian gần đây!
2.1. Chế phẩm sinh học
Sử dụng chế phẩm xúc tác sinh học mang lại nhiều lợi ích cho các quá trình sinh học để chuyển tải chất thải thành chất đơn giản hơn. Hàng loạt lợi ích khi sử dụng BOD khi ứng dụng trên toàn hệ thống như cải thiện mùi, oxy hòa tan, giảm tải chất hữu cơ, chất rắn sinh học phù hợp với các thông số vận hành. Một số ưu điểm của chế phẩm sinh học xử lý nước thải:
- Giảm khả năng sử dụng năng lượng và phát sinh bùn. Bằng cách giảm đáng kể chất thải rắn sinh học nên các yêu cầu xử lý nước thải hữu cơ được giảm xuống và kéo theo chi phí xử lý cũng giảm theo.
- Cải thiện mức oxy hòa tan nên giảm yêu cầu năng lượng hệ thống sục khí giúp xử lý hiệu quả tải trọng chất hữu cơ.
- Khả năng khử khí H2S vượt trội hơn so với chất hóa học hoặc sinh học khác trên thị trường.
- Làm giảm các giá trị tải trước khi nước thải đến HTXLNT chính nên giảm được nhu cầu sục khí.
- Làm giảm chất hữu cơ dễ bay hơi cũng như giảm BOD, TDS và COD.
- Thích hợp trong xử lý nước thải chăn nuôi bằng cách giảm đáng kể nhiều khí độc hại và mùi H2S.
2.2. Xử lý nước thải hữu cơ bằng màng UF
Nước từ các quy trình sản xuất, nhất là nước thải chế biến thực phẩm, chăn nuôi, thủy sản thường chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn. Do đó việc lựa chọn hệ thống màng siêu lọc UF cũng đem đến hiệu quả xử lý cao.
Vì sao nên lựa chọn UF để xử lý nước thải?
- UF có khả năng loại bỏ chất béo, dầu mỡ, TSS, kim loại cũng như giảm nồng độ BOD, COD.
- Giảm hàm lượng chất thải từ 96 – 97%.
- Chi phí đầu tư và vận hành ít tốn kém hơn.
- Tạo ra nhiều sản phẩm thứ cấp không nguy hiểm.
- Có thể kết hợp đồng thời với phương pháp lọc nano, thẩm thấu ngược hoặc màng sinh học MBR. Vì những hệ thống này được tin tưởng loại bỏ nhiều chất hữu cơ hòa tan.
- Tạo ra nguồn nước chất lượng có thể xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận hoặc tái sử dụng cho nhiều mục đích sử dụng khác.
- Công nghệ UF hoạt động dưới áp suất thấp nên giữ lại những ion, khoáng chất, muối khoáng có lợi và đồng thời loại bỏ nhiều phần tử có hại khác.
Nếu Quý Doanh nghiệp có nhu cầu xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ, hãy liên hệ với Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất với nhiều giải pháp môi trường chất lượng nhất qua Hotline 0938.857.768.