Công nghệ hiếu khí MABR và bùn hoạt tính

Công nghệ hiếu khí trong xử lý nước thải tồn tại dưới nhiều dạng, nhưng về cơ bản đây là quá trình sinh học được dùng để xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nhất là dòng thải chứa hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao.

Trong đó, hiếu khí đơn giản thường dùng là bùn hoạt tính. Đây là phương pháp xlnt truyền thống nhưng các công nghệ mới cũng ngày càng được ưu tiên sử dụng ngày càng rộng rãi hơn. Những công nghệ này được Hợp Nhất giới thiệu qua bài: top 4 công nghệ xử lý nước thải sinh học hiếu khí.

Công nghệ hiếu khí bùn hoạt tính XLNT

Quá trình xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính

Công nghệ bùn hoạt tính là quá trình hiếu khí, lần đầu tiên xuất hiện ở Anh vào năm 1900, nó sử dụng VSV để loại bỏ chất hữu cơ trong nước thải. Bùn hoạt tính đơn giản là cặn giàu VSV trong bể lắng.

Đầu tiên nước được xử lý qua sàng lọc/lắng sơ cấp. Chất rắn lơ lửng như dầu bị loại bỏ ngay trong giai đoạn này. Tiếp theo, bùn hoạt tính thêm vào hỗn hợp, sục khí trong điều kiện khuấy trộn để cung cấp oxy cho VSV phân hủy chất hữu cơ hòa tan. Nước và cacbon dioxin là sản phẩm cuối cùng trong quá trình xử lý nước thải.

Quá trình bùn hoạt tính gồm 3 thành phần cơ bản:

  • Bể phản ứng trong đó vsv được giữ ở trạng thái huyền phù, được sục khí và tiếp xúc với chất thải.
  • Tách chất lỏng – rắn.
  • Hệ thống tái chế bùn và đưa bùn trở lại thời điểm ban đầu của quy trình.

Phần không khí và bùn có thể thay đổi tùy từng cách xử lý khác nhau. Bùn còn lại được tách trong bể lắng. Một phần bùn được tái sử dụng và lượng dư thừa đem đi xử lý.

Công nghệ hiếu khí MABR và bùn hoạt tính XLNT
Công nghệ hiếu khí MABR và bùn hoạt tính XLNT

Ứng dụng của bùn hoạt tính

Bùn hoạt tính thường ứng dụng trong các nhà máy XLNT với các giai đoạn như sàng lọc, cân bằng dòng chảy, sục khí, làm sạch, phân hủy bùn và khử trùng nước thải. Phần nước thu được có chất lượng cao.

Các VSV được sử dụng để ổn định hàm lượng chất hữu cơ trong chất thải. Cần xác định chính xác vai trò của từng loại vi khuẩn để có kế hoạch để vận hành hệ thống xử lý nước thải phù hợp với tải trọng hợp chất hữu cơ, hoạt động của nhà máy và điều kiện sống của sinh vật trong quá trình xử lý. Chẳng hạn như cacbohydrat hoặc pH thấp giúp thúc đẩy sự phát triển của nấm.

Công nghệ hiếu khí màng sinh học (MABR)

Việc xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính liên quan đến nhiều thách thức, nhất là các nước đang phát triển. Thông thường, chi phí vận hành của nó rất tốn kém do yêu cầu nguồn năng lượng lớn tiêu thụ trong quá trình sục khí. Những thách thức này cũng bao gồm hoạt động vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải.

Và sự lựa chọn thay thế tốt nhất là công nghệ phản ứng sục khí có màng (MABR) giúp giảm đến 90% nguồn năng lượng để sục khí và giảm đến 50% chi phí XLNT tổng thể. Ngoài ra, công nghệ này cũng giảm lượng bùn tạo ra và trở thành phương án lý tưởng để xử lý nước thải phi tập trung.

Hệ thống MABR gồm màng xoắn ốc đặt chìm trong bể. Nước thải sẽ được cấp liên tục và thải theo đường ống. Lúc này, phần không khí áp suất thấp di chuyển qua một bên màng và hoạt động xử lý sinh học hiếu khí diễn ra phía bên kia màng.

Nguồn oxy cấp liên tục đến màng sinh học cố định phát triển. Các điều kiện hiếu khí và thiếu khí hình thành trong khu vực này, đồng thời quá trình nitrat hóa và khử nitrat sử dụng rất ít năng lượng và không gian.

Người ta thường ứng dụng công nghệ MABR để xử lý nước thải quán ăn, nhà hàng khách sạn, làng nghề… để tìm hiểu thêm về phương pháp xử lý hiếu khí, hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất để tìm hiểu thêm dịch vụ XLNT của chúng tôi nhé!