Phương pháp xử lý nước thải bằng thực vật

Có nhiều cách để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học nhưng phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao là sử dụng thực vật để xử lý nguồn nước. So với các công nghệ xử lý hiện đại với chi phí cao, cần nhiều trang thiết bị may móc thì thực vật lại rất dễ tìm và nuôi cấy chúng trong môi trường bên ngoài. Vì thế, xử lý nước thải bằng thực vật chính là giải pháp mới hiệu quả, tuy cách xử lý truyền thống nhưng chúng lại mang đến kết quả vượt ngoài mong đợi.

Phương pháp xử lý nước thải bằng thực vật

1. Thực vật thủy sinh để xử lý nước thải

Đây là tập hợp những loài thực vật có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh trong môi trường nước, tuy nhiên vì đặc tính này mà nó có thể gây ra một số bất lợi cho con người khi chúng phân bố rộng rãi, sinh trưởng “chiếm” không gian sinh sống của con người.

Ưu điểm nổi trội nhất của chúng vẫn là được ứng dụng trong xử lý nước thải, làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc gia cầm. Đặc biệt về lĩnh vực nước thải, thủy sinh mang đến khả năng ưu việt nên được nhiều đơn vị, cá nhân, tổ chức ứng dụng, trong đó có công ty môi trường Hợp Nhất.

2. Các nhóm thực vật trong xử lý nước thải

2.1. Nhóm thực vật sống trôi nổi trên mặt nước

Được biết rễ của chúng không thể sống bám vào đất, chúng có sức sống mạnh mẽ sống lơ lửng trên mặt nước, thân và lá của nó sống nổi trên mặt nước. Nhóm này thường được ứng dụng để xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, rễ của nó trở thành môi trường sống lý tưởng của vi khuẩn, sinh vật như lục bình, bèo tấm, bèo tai tượng, salvinia.

2.2. Nhóm thực vật sống chìm dưới nước

Chúng sống chìm dưới nước và tiếp nhận nguồn ánh sáng bên ngoài để quang hợp tổng hợp năng lượng. Một số loài thực vật sống chìm như blyxa, water milfoil, hydrilla.

2.3. Nhóm thực vật vươn lên mặt nước

Loài thực vật này có rễ bám vào đất nhưng thân và lá sống vươn lên bề mặt nước. Sự xuất hiện của chúng giúp ngăn chặn được sự phát triển của tảo, chúng thường sống nơi có chế độ thủy triều ổn định như sậy, cattails, bulrush.

Nhiệm vụ của các loài thủy sinh trong nước

  • Rễ và thân lá là nơi bám dính của VSV; lọc và hấp thu chất rắn và hấp thu trực tiếp năng lượng mặt trời do sự phát triển của tảo.
  • Thân hoặc lá trên mặt nước giúp hạn chế ảnh hưởng của gió lên bề mặt dòng nước, giảm sự trao đổi giữa nước và khí quyển cũng như chuyển oxy từ lá xuống rễ.

2.4. Xử lý nước thải bằng thủy sinh

  • Thực vật giúp ổn định chất thải, loại bỏ chất dinh dưỡng để ngăn chặn sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn.
  • Thực vật là nơi bám dính của các VSV giúp ổn định nguồn thải.
  • Thực vật có thể khử hoàn toàn nồng độ BOD, COD, chất hữu cơ, vô cơ.
  • Bộ rễ của thực vật ngập nước làm giá thể tốt đối với VSV.
  • Thực vật tạo ra nguồn năng lượng nhất định, bổ sung năng lượng kịp thời cho những trường hợp tổng hợp được năng lượng.
  • Xử lý nước thải bằng thực vật có chi phí xử lý thấp, không cần đòi hỏi công nghệ phức tạp.
  • Có khả năng hấp thụ và loại bỏ các thành phần kim loại nặng trong nguồn nước.

3. Tiêu chuẩn chọn lựa thực vật để xử lý nước ô nhiễm

Cách lựa chọn thực vật trong XLNT phải đạt hiệu quả cao với các tiêu chí cơ bản như sau:

  • Chúng có khả năng chống lại nồng độ chất ô nhiễm cao;
  • Chúng phải hấp thụ nhanh các chất ô nhiễm trong môi trường nước và tích lũy các chất trong cơ thể;
  • Chúng phải có khả năng vận chuyển chất ô nhiễm từ rễ lên thân và lá;
  • Chúng có thể chịu được môi trường ít chất dinh dưỡng và khả năng sinh trưởng nhanh và cho sinh khối lớn;
  • Chúng không được cản trở cũng như không gây hại đối với môi trường.

Công ty môi trường

Có thể kết hợp phương pháp xử lý nước thải thực vật với các phương pháp khác hay không?

Với cơ chế hoạt động nhất định nhờ khả năng phát triển của thực vật, người ta có thể kết hợp chúng với các phương pháp xử lý khác như xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học – lý hóa – hóa học nhằm tăng hiệu quả xử lý nước thải.

  • Phương pháp cơ học gồm các công trình loại bỏ hoàn toàn chất thải nguy hại, rác thải có kích thước lớn như bao bì, vỏ hộp, lá cây,…
  • Phương pháp hóa học có sự tham gia của các hóa chất giúp loại bỏ một phần chất cặn bẩn, chất hữu cơ, vi khuẩn, vi rút giúp quá trình xử lý của thực vật diễn ra thuận lợi hơn.
  • Phương pháp lý hóa là cách ngăn chặn và giảm hàm lượng cặn lơ lửng, giảm mùi, giảm độ đục để quá trình xử lý nước thải sinh hoạt.

4. Ưu điểm của phương pháp xử lý nước thải bằng thực vật

  • Thực vật thủy sinh có thể xử lý nước thải ô nhiễm thân thiện và an toàn với môi trường.
  • Tính ưu việt hơn so với công nghệ xử lý hóa – lý.
  • Không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
  • Diện tích xây dựng công trình nhất định.
  • Sử dụng thực vật giảm được sự xáo trộn nguồn nước.
  • Hạn chế phát tán ô nhiễm không khí và nguồn nước.
  • Giá thành chi phí đầu tư thấp.

Với những lý do trên, Hợp Nhất luôn đề xuất phương pháp xử lý nước thải bằng thực vật đối với các dự án có quy mô lớn và nguồn nước có tải trọng ô nhiễm cao. Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp với các phương pháp khác nhau để xử lý nước thải đạt chuẩn với chi phí tốt nhất cho chủ đầu tư.