Ứng dụng bộ lọc sinh học để xử lý khí thải

Xử lý khí thải bằng các thiết bị, bộ lọc sinh học là phương pháp công nghệ được chứng minh khá hiệu quả để giảm mùi, khí thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Xử lý khí thải công nghiệp luôn là nhiệm vụ và trách nhiệm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Bởi vì, ô nhiễm không khí trở thành vấn đề trọng điểm ở thời điểm hiện tại. Theo đó, khí thải công nghiệp chủ yếu được xử lý bằng phương pháp vật lý – hóa học. Việc tìm kiếm công nghệ mới thay thế, hiệu quả và tiết kiệm chi phí đã dẫn đến sự phát triển, cải tiến của hệ thống xử lý sinh học.

Đặc tính của bộ lọc khí thải sinh học

Xử lý khí thải bằng công nghệ Biofilter là phương pháp được chứng minh khá hiệu quả để giảm mùi, khí thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp. Bộ lọc sinh học này hoạt động bằng cách hấp thụ khí độc hại trên màng sinh học, ở đó VSV phân hủy khí thành CO2, nước và muối.

Chúng sử dụng năng lượng và chất dinh dưỡng để phát triển và tăng trưởng. Hiện nay, bộ lọc sinh học khi được thiết kế và quản lý tốt có thể giảm mùi hôi, khí H2S đến 95% và amoniac đến 80%.

Bên cạnh đó, hệ thống lọc sinh học này khá hiệu quả xử lý khí VOC cùng hợp chất có mùi với ưu điểm tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường hơn so với các phương pháp xử lý khác.

Khí thải công nghiệp chứa nồng độ lớn chất hữu cơ dễ bay hơi và chất tạo mùi vì chúng nguy hiểm với sức khỏe con người cũng như hệ sinh thái khác. Bộ lọc sinh học nhỏ giọt được đánh giá cao vì tạo ra dòng nước nhỏ giọt liên tục giúp khử nhanh VOC và khử mùi tốt. Cấu hình, thiết kế khá đơn giản vừa loại bỏ thành phần ô nhiễm vừa tăng hiệu quả, giảm chi phí tối ưu.

Các ngành sử dụng kỹ thuật này gồm dược phẩm, gỗ, sơn, chế biến thực phẩm, nhựa,… Đối với những nguồn không khí lớn như vậy, bộ lọc sinh học sẽ là giải pháp tốt nhất, không gây ô nhiễm thứ cấp và khí thải được làm sạch đạt đến 98%.

Ứng dụng bộ lọc sinh học xử lý khí thải
Ứng dụng bộ lọc sinh học xử lý khí thải

Các yếu tố ảnh hưởng đến bộ lọc sinh học

Thời gian tiếp xúc

  • Thời gian tiếp xúc giữa khí thải với vật liệu lọc tăng hiệu quả xử lý hơn.
  • Khi đã xác định được thời gian tiếp xúc mong muốn và tốc độ dòng chảy tối đa, chúng được sử dụng phù hợp hợp với thể tích cần thiết.

Độ ẩm

  • Độ ẩm không đủ làm giảm hiệu quả khiến bộ lọc bị khô, vô hiệu hóa khả năng xử lý của vi khuẩn.
  • Khi độ ẩm quá nhiều làm bít các lỗ rỗng trên giá thể, tắc nghẽn, cản trở luồng khí đi qua giá thể cũng như không cho oxy bão hòa trên vật liệu. Điều này hình thành môi trường yếm khí trên màng sinh học.
  • Khu vực yếm khí tạo ra oxit nito, loại khí nhà kính nguy hại.

Nhiệt độ

  • Hầu hết, bộ lọc sinh học luôn duy trì nhiệt độ cao vì VSV khả năng chịu được nhiệt độ từ 70 – 90 độ F.
  • Khi đạt được nhiệt độ lý tưởng, các VSV sẽ hoạt động trở lại và hiệu quả của bộ lọc được phục hồi.

Giá thể sinh học

  • Đây là yếu tố quan trọng trong bất kỳ thiết kế hệ thống XLKT nào vì nó cung cấp môi trường thích hợp để VSV sinh trưởng.
  • Cần lựa chọn vật liệu với các đặc tính như độ xốp, khả năng giữ ẩm, hàm lượng dinh dưỡng và phân hủy chậm.
  • Nhiều bộ lọc sử dụng vật liệu trong nông nghiệp như gỗ vụn hoặc phân trộn. Gỗ vụn với cấu trúc và không gian trống lớn còn phân trộn chứa nhiều chất dinh dưỡng thúc đẩy phát triển môi trường hiếu khí quan trọng.
  • Có thể dùng một số phương tiện lọc khác như gỗ, xơ dừa, than bùn, than hoạt tính hoặc hạt polystyrene.

Vì thế, khi cần thiết kế các hệ thống cần dựa vào đặc tính của chất khí gây ô nhiễm như nồng độ, lưu lượng, nhiệt độ, vật liệu, độ ẩm và quần thể VSV. Việc lựa chọn ứng dụng công nghệ sinh học sẽ giúp bạn xử lý triệt để nguồn thải mà vẫn đảm bảo chi phí đầu tư thấp, an toàn và đạt tiêu chuẩn xả thải.

Để làm được điều này, điều quan trọng bạn cần hợp tác với đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực XLKT. Và Công ty xử lý khí thải Hợp Nhất chắc chắn sẽ là lựa chọn phù hợp nhất, hãy gọi ngay Hotline 0938.857.768 để hiểu rõ hơn về dịch vụ của chúng tôi.