Công nghệ mới trong xử lý nước thải nhiễm mặn

Tỷ lệ nước thải nhiễm mặn hầu như xuất hiện từ nhiều nguồn thải khác nhau từ nước thải sinh hoạt đến công nghiệp, y tế, chăn nuôi, thủy sản, đặc biệt phát sinh từ các ngành công nghiệp sản xuất. Vì thế bài viết dưới đây của công ty xử lý nước thải Hợp Nhất sẽ đưa ra một số công nghệ xử lý nước thải nhiễm mặn đơn giản, hiệu quả tốt.

Công nghệ xử lý nước thải nhiễm mặn
Công nghệ xử lý nước thải nhiễm mặn

1. Các nguồn nước thải nhiễm mặn

Ngoài phát sinh từ nước thải chế biến, bãi chôn lấp, dệt may thì nước thải nhiễm mặn phát sinh nhiều nhất từ 3 ngành công nghiệp dưới đây:

1.1. Ngành công nghiệp thuộc da

Đặc trưng bởi việc nhiễm bẩn cao do sử dụng thuốc thử, quy trình ướp muối, làm mềm, tẩy màu, phân tách, bôi trơn, làm khô, điều hòa hay hoàn thiện đều dùng đến lượng lớn muối khác nhau.

Ngày nay, xử lý nước thải thuộc da ngày càng áp dụng quy trình sạch, tiết kiệm nước, tái sử dụng nên giảm hàm lượng ô nhiễm đáng kể. Tuy nhiên các muối hòa tan trong nước thải vẫn chưa được loại bỏ.

Khi chúng chưa bị loại bỏ thì nguồn nước nhận vẫn chứa hàm lượng muối cao, vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần.

Ngành công nghiệp thuộc da
Ngành công nghiệp thuộc da

1.2. Ngành sản xuất năng lượng

  • Đặc trưng của ngành cần nguồn nước chất lượng cao, nước biến đổi thành hơi ở nhiệt độ cao, làm chuyển động máy phát điện.
  • Nước siêu tinh khiết thông qua quy trình xử lý phần nào tạo ra loại nước thải mới tập trung nhiều tạp chất. Chúng có đặc điểm với nồng độ muối cao nên phải được xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường.

1.3. Ngành dầu khí

  • Các kỹ thuật khai thác dầu gồm giếng khoan. Vì thế khả năng tạo ra nước thải nhiễm mặn cũng lớn.
  • Dầu được thu hồi bằng cách dịch chuyển về khu vực bằng cách bơm nước hoặc ngâm nước muối. Phần nước muối dư thừa phải được xử lý hoặc thải trực tiếp ra biển.
Ngành sản xuất năng lượng và ngành dầu khí
Ngành sản xuất năng lượng và ngành dầu khí

2. Các công nghệ mới xử lý nước thải nhiễm mặn

Việc xử lý nước mặn không hề đơn giản vì phần lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chúng sẽ ảnh hưởng đến các kỹ thuật xử lý. Vì thế dưới đây là một số phương pháp xử lý khác nhau tạo ra hiệu quả tối ưu.

2.1. Xử lý nước nhiễm mặn bằng hệ thống không chất thải

Là phương án khả thi được điều chỉnh để phù hợp với nhiều quy mô sản xuất và được đánh giá thân thiện với môi trường. Mục đích của công nghệ đưa nước nhiễm mặn thành muối dạng rắn, tinh thể, đồng thời tạo ra dòng nước chất lượng cao để tái sử dụng cho nhiều quy trình khác.

Ưu điểm: Công nghệ này biến chảy thải thành nhiều dạng khác nhau, vô hại và có thể thu hồi, dễ quản lý hơn.

Nguyên tắc xử lý: người ta bố trí giai đoạn thẩm thấu ngược đầu nguồn để thích ứng nồng độ độ muối ban đầu. Khi nồng độ quá cao có thể bỏ qua bước lọc RO. Sau đó, dòng nước thải qua quá trình bay hơi, nước được cô đặc và sau đó được xử lý qua màng lọc RO. Cuối cùng muối thu được ở dạng rắn, khô và kết tinh.

Việc dùng biện pháp bay hơi có thể thu được natri clorrua, canxi sunfat, magie hydroxit và canxi clorua chỉ áp dụng với nguồn nước từ biển với mức độ vừa phải.

Thẩm thấu ngược cũng được thay thế bằng thẩm tách điện nên cho phép nước thải bị cô đặc và tạo ra dòng nước có nồng độ muối thấp.

Hiện nay cũng đã có nhiều phương pháp thay thế thẩm thấu ngược, chẳng hạn như thẩm thấu thuận. Cách này thường dùng xử lý nước biển, tiêu thụ ít năng lượng, giảm chất thải tạo ra. Nó cũng giảm chi phí đầu tư và vận hành so với các công nghệ khác.

Công nghệ xử lý nước thải nhiễm mặn
Công nghệ xử lý nước thải nhiễm mặn

2.2. Kỹ thuật bơm giếng sâu xử lý nước thải nhiễm mặn

Đây là phương pháp bơm nước thải vào lòng đất thông qua giếng sâu, khá thích hợp với nước thải nhiễm mặn. Để thực hiện thành công, mô hình cần có đủ 4 điều kiện dưới đây:

  • Bố trí hệ thống lấy chất thải.
  • Hệ thống không thấm nước để giữ chất thải trong thời gian nhất định cho đến khi chúng trở nên vô hại.
  • Đảm bảo các quá trình xử lý không thay đổi trong suốt quá trình hoạt động.
  • Phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên khác.

2.3. Kỹ thuật ao bay hơi

Thích hợp với những vùng khô hạn.

Ao phải có bề mặt và độ sâu tối thiểu được thiết kế phù hợp với dòng chảy chứa nước thải nhiễm mặn.

Hạn chế lớn nhất của nó là sự cố rò rỉ nước vào các tầng chứa nước.

Việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải không hề đơn giản, đòi hỏi phải trải qua các quá trình khảo sát, lên phương án, thiết kế, lắp đặt, lựa chọn công nghệ sao cho thích hợp nhất.

Nếu đang có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc hỗ trợ các kỹ thuật xử lý nước thải, hãy gọi ngay Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin miễn phí nhé.