Top 3 loại thiết bị xử lý nước thải hiện đại nhất

Loại thiết bị xử lý nước thải nào được sử dụng nhiều trong các hệ thống? Đặc trưng của các thiết bị này đối với các công nghệ được ứng dụng?

Ứng dụng các loại thiết bị xử lý bùn hoạt tính

Các thiết bị bùn hoạt tính

Hầu hết những công nghệ sinh học chủ yếu xử lý nguồn thải chứa nhiều chất hữu cơ như xử lý nước thải thực phẩm, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải dệt nhuộm,… Quy mô các thiết bị xử lý dưới đây có thể đáp ứng từ vào m3 đến vài nghìn m3/ngày.

  • Thiết bị xử lý bùn hoạt tính là thiết bị sử dụng nguồn vsv hiếu khí làm nền tảng cho quá trình xử lý sinh học, vừa diễn ra quá trình sục khí vừa tiến hành phân giải chất hữu cơ. Tại đây có chứa nhiều giá thể di động với nhiều lỗ lưu chuyển trong bể bùn hoạt tính. Nguồn VSV bám dính vào các giá thể trên bề mặt, vào bên trong giá thể và phân giải các chất hữu cơ.
  • Đối với thiết bị xử lý kiểu bùn hoạt tính gia tăng nồng độ chủ yếu phụ thuộc vào quá trình sục khí đối với chất hữu cơ mà không gây ra hiện tượng khó lắng bùn hoạt tính.
  • MBR cũng thuộc phương pháp xử lý bằng bùn hoạt tính mà không cần dùng bể lắng có sử dụng màng MF. Nguồn nước trong bể này vẫn đảm bảo xử lý sạch và có thể tái sử dụng cho các mục đích khác.

Đặc trưng của các loại thiết bị xử lý

  • Xử lý nước thải có tính ổn định cao nhờ phương pháp sục khí lâu.
  • Tiết kiệm diện tích vì có thể xử lý tải trọng gấp 5 lần thể tích BOD thông thường nhờ ứng dụng màng sinh học bám dính vào bề mặt và bên trong giá thể. Có khả năng vừa xử lý chất hữu cơ vừa xử lý hàm lượng nito trong nước thải.
  • Tăng nồng độ lên 1,5 – 2 lần, hiệu quả xử lý BOD lớn, nito, photpho cao, tiết kiệm diện tích lắp đặt.
  • Giải quyết những vấn đề khó lắng trong xử lý nước thải hữu cơ, hiệu quả ở giai đoạn phân li chất rắn.
  • Cách xử lý trong nước và không có SS cần tiến hành phân ly nước và bùn hoạt tính bằng cách ngâm màng lỗ lọc nhỏ vào bể bùn hoạt tính mà không cần bể lắng. Khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải có ứng dụng công nghệ này có thể vận hành ổn định nhờ việc rửa màng lọc định kỳ.
  • Có thể vừa sử dụng chung bể trữ nước thải và bể bùn hoạt tính, vừa tiến hành sục khí, làm lắng vừa xử lý chất hữu cơ. Điều này giúp tiết kiệm diện tích, phù hợp với nguồn thải có tải trọng hữu cơ thấp.
Top 3 loại thiết bị xử lý nước thải hiện đại nhất
Top 3 loại thiết bị xử lý nước thải hiện đại nhất

Ứng dụng thiết bị lọc Dynabio để XLNT tái chế

Nước thải có nhiều đặc trưng như chứa nhiều khó phân hủy sinh học, chất hữu cơ, độ màu cùng nhiều hóa chất độc hại khác. Trước khi bạn lựa chọn thiết bị lọc Dynabio để xử lý nước thải cần lưu ý các vấn đề sau như điều kiện, diện tích lắp đặt, khả năng bảo dưỡng, khả năng đáp ứng đối với nguồn thải có tải trọng lớn.

Khác với các bể xử lý nước thải khác, nước thải được xử lý trong thiết bị này có cơ chế chảy từ trên xuống dưới đáy sàn. Phía dưới sàn có lót lớp vật liệu lọc với đường kính khoảng vài milimet, chất hữu cơ sẽ bị loại bỏ nhờ những VSV bám dính tại các khe lọc. Đồng thời các cặn bẩn, chất rắn lơ lửng cũng bị loại bỏ nhờ cấu trúc của lớp vật liệu lọc.

Đặc trưng của thiết bị lọc Dynabio

  • Hiệu suất xử lý chất hữu cơ cao.
  • Duy trì mật độ VSV lớn giúp tăng khả năng loại bỏ chất hữu cơ bằng thiết bị nhỏ gọn.
  • Khối lượng sục khí tương đối thấp.
  • Tiết kiệm diện tích đáng kể vì không cần bể lắng.
  • Quá trình rửa ngược được lắp đặt theo kiểu tự động hóa nên việc bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải vô cùng dễ dàng.

Ứng dụng thiết bị xử lý tiếp xúc hoạt tính

Thành phần ô nhiễm BOD trong nước thải chảy vào bể xử lý sẽ tiếp xúc trực tiếp với VSV bám dính trên chất độn và bị phân giải dưới tác dụng của VSV. Cần lựa chọn chất độn phù hợp với đặc tính của VSV mới duy trì nguồn sinh khối và giúp chúng hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn.

Thiết bị này thường được ứng dụng đối với môi trường nguồn thải có tải trọng ô nhiễm cao và tiết kiệm diện tích lắp đặt. Nhờ những tính năng vượt trội này mà thiết bị ứng dụng cho rất nhiều khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực xử lý nước thải.

Đặc trưng của thiết bị tiếp xúc hoạt tính

  • Thiết bị gọn nhẹ có thể duy trì mật độ VSV xử lý nguồn thải ở nồng độ cao.
  • Độ bền của thiết bị khá cao, ít xảy ra hỏng hóc.
  • Nước sau xử lý không làm tắc nghẽn lớp lọc nên việc quản lý và vận hành hệ thống xlnt đơn giản hơn.
  • Dễ dàng thích ứng nhanh với nhiều biến đổi tải trọng.
  • Duy trì mật độ vi sinh ở nồng độ cao thích ứng tốt với những biến đổi tải trọng BOD.

Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của công ty xử lý môi trường Hợp Nhất!