Ô nhiễm do rác thải nhựa ở Việt Nam

Trong thời gian qua, nhiều chính sách và giải pháp không ngừng ra đời nhưng nhiều địa phương vẫn chưa xử lý hiệu quả nguồn rác thải nhựa. Việc sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần trong quá trình sinh hoạt của người dân trở thành tác nhân gây ô nhiễm môi trường và đe dọa đến sức khỏe con người.

Chất lượng nước uống trên toàn cầu đang dần suy giảm vì nhựa giải phóng nhiều hóa chất độc hại như Styrene Trimer, Bisphenol và Polystyrene vào môi trường đất và chúng dễ dàng thấm vào mạch nước ngầm. Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!

Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt
Ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa

1. Thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam

So với các nước trên thế giới thì Việt Nam cũng kịp ghi tên mình vào danh sách các quốc gia có tốc độ tiêu thụ lượng các sản phẩm từ nhựa cao nhất thế giới với hơn 12,5 triệu tấn/năm. Chưa kể việc xả thải bừa bãi một cách tràn lan đã làm ô nhiễm môi trường ở mức độ nghiêm trọng. Trong đó chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày, CTR y tế là 600 tấn/ngày có mức độ gia tăng khoảng 7,6%/năm, tổng chất thải rắn công nghiệp từ các KCN, CCN khoảng 7 triệu tấn/năm.

Rác thải nhựa là một hiểm họa đối với trái đất, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước, lây lan bệnh tật, suy giảm chất lượng cuộc sống. Các sản phẩm nhựa và bao bì nilon thường có đặc tính bền, khó phân hủy khiến công tác bảo vệ môi trường gặp nhiều trở ngại.

Theo thống kê từ Liên Hợp Quốc, Việt Nam nằm trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất thế giới, trong đó có khoảng 80% lượng rác thải đổ thẳng ra môi trường biển chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất từ đất liền.

sản phẩm từ nhựa
sản phẩm từ nhựa

2. Thách thức trong việc tái chế rác thải nhựa

Theo thống kê, nước ta sản xuất khoảng 300 triệu tấn nhựa/năm và ½ trong số đó là sản phẩm nhựa dùng một lần. Bạn có biết, nhựa dùng một lần có thành phần chủ yếu là dầu mỏ. Nhưng dầu mỏ lại gây ra nhiều khó khăn trong quá trình tái chế nên người ta phải bổ sung thêm nhiều vật liệu, hóa chất.

Cần lưu ý là mỗi sản phẩm nhựa chỉ được tái sử dụng một lần nhất định, nhưng việc tái sử dụng quá nhiều lần sẽ gây hại đến sức khỏe con người. Việc tái chế nhựa cũng một phần ảnh hưởng đến môi trường. Trong quá trình làm sạch đồ nhựa trước khi tái chế, việc sử dụng nước để làm sạch khá cao và cũng tăng lượng nước thải ra ngoài môi trường.

Bên cạnh việc xử lý khí thải thì hầu hết các nước phát triển có chiến lược quản lý chất thải rắn cực kỳ hiệu quả có thể thu hồi và tái sinh chất thải nhựa. Chẳng hạn:

  • Ở Áo sử dụng công nghệ sinh học tái chế nhựa PET bằng công nghệ cao.
  • Ở Bỉ sử dụng hiệu quả 2 quy trình vô cùng hiệu quả là Ecolizer và Sự kiện xanh với hơn 75% lượng rác thải được tái chế và tái sử dụng.
  • Ở Nhật Bản sử dụng công nghệ CFB có thể tiêu hủy hết lượng rác thải trong thời gian ngắn giúp giảm lượng khí thải phát sinh và tận dụng nguồn nhiệt để sản xuất điện hoặc sử dụng rác chôn lấp để trồng cây xanh điều hòa thiên nhiên.
  • Ở Singapore sử dụng đặc trưng 4 lò đốt khép kín theo quy trình thu gom, cân lượng, hầm kín, nghiền nát và đốt có thể xử lý đến 90%.
Tái chế rác thải nhựa
Tái chế rác thải nhựa

3. Làm thể giảm thiểu rác thải?

  • Phải hạn chế sử dụng đồ nhựa, túi nilon, cần sử dụng 1 lần hoặc chỉ dùng khi cần thiết.
  • Cần phân loại rác thải nhựa tại các nguồn chứa, không để lẫn rác thải nhựa vào rác sinh hoạt.
  • Các doanh nghiệp, nhà hàng, siêu thị chủ động và tiên phong hạn chế dùng những đồ vật bằng nhựa. Chẳng hạn sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút bằng giấy, sản phẩm sinh học có thể phân hủy, cốc, hộp từ các sản phẩm tái chế an toàn.
  • Cần tăng cường vai trò bảo vệ môi trường của người dân vừa tuyên truyền để các cá nhân chung tay bảo vệ môi trường.
  • Cần cải tiến và tìm hiểu nhiều công nghệ xử lý hoặc tái chế rác thải nhựa. Một số công nghệ hiện đại như công nghệ đốt phát điện hoặc công nghệ nhiệt phân được nhiều nước trên thế giới sử dụng.
  • Tuyên truyền, xây dựng và vận hành hệ thống phân loại rác thải tại nguồn, thu gom và tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải nhựa đúng cách.
  • Thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu được tác hại của rác thải nhựa và tăng tỷ lệ sử dụng những sản phẩm nhựa an toàn với môi trường.

Trên đây là một số thông tin về ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa, có thể thấy rác thải nhựa là nhân tố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy có ý thức và chung tay góp sức vào việc bảo vệ môi trường qua việc tạo thói quen hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa, đừng vì sự tiện lợi trong một phút mà để lại thiệt hại đến hàng năm cho môi trường.

Bộ phận Truyền thông & Marketing