Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún

Xuất phát nhiều nguyên nhận mà công tác xử lý nước thải bún ngày càng trở nên quan trọng. Điều này bắt nguồn từ việc xả thải chưa đúng quy định và nguồn nước chứa nhiều tạp chất ô nhiễm. Nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Vậy quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún được thực hiện như thế nào để xử lý hiệu quả nguồn thải này?

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún
Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún

1. Nguồn gốc và tính chất của nước thải sản xuất bún

Nước thải sản xuất bún phát sinh từ các hoạt động như sau:

  • Nước rửa gạo thường có màu đục sữa, chứa nhiều tinh bột, vitamin và chất khoáng vi lượng (chiếm 25 – 30% lượng nước thải).
  • Nước rửa bún và làm nguội chiếm 40% lượng nước thải.
  • Nước vệ sinh, rửa thiết bị, máy xay, máy đùn sợi, vệ sinh nền khu xay bột. Nguồn này chứa nhiều tinh bột, cặn, cát chiếm từ 20 – 23% tổng lượng nước thải.
  • Phần nước còn lại thường xuất phát từ quá trình chế biến thức ăn, vệ sinh, hầm tự hoại.
  • Nguồn ô nhiễm từ sản xuất bún chủ yếu là do chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, hàm lượng BOD, COD, N, P vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

2. Ô nhiễm môi trường từ các làng nghề sản xuất bún

Với hơn 150 hộ làm bún tập trung tại làng bún Khắc Niệm (tỉnh Bắc Ninh) với 3.000 m3/ngày đêm vẫn chưa được xử lý. Nguồn nước tự nhiên trên địa bàn đang ô nhiễm báo động vì rất ít hộ xây dựng bể khí Biogas. Nhiều kênh tiêu thoát nước thôn Tiền Ngoài và thôn Mồ bị ô nhiễm với chiều dài 500 m2. Hệ thống mương nước xuống cấp, nước ứ đọng, tắc nghẽn tràn ra đường, bốc mùi nồng nặc. Trong đó, chất lượng phân tích nước ở đây với hàm lượng BOD, COD, Coliform đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

Tương tự, như làng bún xã Tư Nghĩa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quãng Ngãi cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Mặc dù tạo việc làm cho hàng trăm lao động, tạo nguồn thu nhập ổn định nhiều hộ dân. Tuy nhiên, 70 cơ sở sản xuất bún ở đây vẫn còn áp dụng công nghệ truyền thống, lạc hậu. Vì thế nước thải sản xuất ở đây thải thẳng ra ngoài môi trường. Hiện tượng sình lầy, ô nhiễm, bốc mùi hôi là những gì mà người dân đang phải hứng chịu từ làng nghề này.

Chẳng hạn, làng nghề bún tươi Ngãi Chánh (Bình Định). Nước thải ở đây chảy thẳng ra ruộng, gò, mương, kênh nước hoặc hệ thống dẫn nước nông nghiệp. Chưa kể nước thải này còn kết hợp với nước thải chăn nuôi lại khiến mùi hôi thối càng nghiêm trọng. Lâu dần, người dân ở đây dần bị ám ảnh bởi thực trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Ô nhiễm môi trường từ nước thải sản xuất bún
Ô nhiễm môi trường từ nước thải sản xuất bún

Xem thêm bài viết về xử lý nước thải sinh hoạt!

3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún

3.1. Bể thu gom

Nước thải từ các quá trình sản xuất, vệ sinh,… tự chảy về bể thu gom. Đây là điểm chuyển tiếp nước thải đến hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún. Nước thải tại đây đảm bảo tách bỏ hoàn toàn rác thải thô, chất rắn có kích thước lớn nhờ song chắn rác. Nhờ bơm đặt chìm nên nước thải chuyển qua bể điều hòa dễ dàng hơn.

3.2. Bể điều hòa

Tính chất của nước thải sản xuất bún dao động theo từng tời điểm nhất định. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nguồn thải và thời gian xả thải. Vậy nên bể điều hòa là công trình không thể thiếu đối với các HTXLNT đang hoạt động.

Bể điều hòa có vai trò điều hòa lưu lượng và nồng độ của tất cả nguồn thải. Nó giúp các công trình xử lý hình thành chế độ làm việc ổn định và liên tục. Đồng thời ngăn chặn và tránh hiện tượng quá tải cho hệ thống. Mặc khác để tránh hiện tượng phát sinh mùi hôi, máy sục khí hoạt động liên tục để cung cấp oxy.

3.3. Bể hiếu khí Biofor

Trong xử lý nước thải sản xuất bún, bể này có chức năng khử nito trong nước. Vì chế độ dòng chảy mà vi khuẩn tồn tại ở dạng lơ lửng. VSV hiếu khí sinh trưởng và phát triển bằng cách phân hủy các chất ô nhiễm làm thức ăn.

Hoạt động xử lý của bể Biofor hiếu khí bằng bùn hoạt tính quyết định đến toàn bộ quá trình xử lý trong hệ thống. Khi đó, người ta cho dòng nước chảy cùng chiều với dòng khí từ dưới lên trên. Nhờ vậy mà các VSV dính bám vào lớp vật liệu đệm. VSV hiếu khí sử dụng oxy để chuyển hóa chất hữu cơ làm thức ăn. VSV tăng sinh khối đáng kể và giảm tải lượng ô nhiễm trong nguồn nước đến mức thấp nhất. Quy trình này diễn ra nhanh ở giai đoạn đầu và giảm dần về phía cuối bể.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún
Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún

3.4. Bể lọc nước có màng lọc MBR

Xử lý nước thải sinh học bằng công nghệ MBR cho hiệu quả tối ưu. Điều này được chứng minh qua việc màng lọc có tác dụng tách và lọc bỏ cặn hoàn toàn. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa màng sinh học và bùn hoạt tính lơ lửng. VSV có khả năng phát triển và xử lý chất hữu cơ nhờ cấp khí liên tục.

Các màng lọc này có kích thước rất nhỏ, được tính bằng micromet. Trong quá trình xử lý, các màng này giữ lại các cặn lơ lửng và VSV có hại. Với ưu điểm này mà hệ thống không cần sử dụng thêm bể lắng bậc 2 và bể khử trùng. Vì được cải tiến bằng công nghệ xử lý bằng bùn hoạt tính mà chất hữu cơ được xử lý triệt để.

3.5. Bể chứa nước sạch

Sau các giai đoạn xử lý cơ bản, nước thải sản xuất được chứa trong bồn chứa nước sạch. Nguồn nước tại đây đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 40-2011/BTNMT (cột B).

Nếu có nhu cầu xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay với nhà thầu xử lý nước thải Hợp Nhất theo Hotline: 0938.857.768