Khó khăn trong tái sử dụng nước thải

Tái sử dụng nước thải là việc sử dụng các công nghệ và thiết bị xử lý để xử lý nguồn nước thải thành nước sạch phù hợp với các tiêu chuẩn để sử dụng cho các hoạt động như sản xuất, vệ sinh nhà xưởng, đường sá, làm mát máy móc, tưới cây, v.v…. Tuy nhiên việc này cũng gặp một số khó khăn, thách thức. 

Khó khăn trong tái sử dụng nước thải

1. Điều kiện để tái sử dụng nước thải hiệu quả

Đối với những nước đang phát triển hoặc có mức thu nhập thấp thì nước thải sinh hoạt, đô thị sẽ được thu gom, xử lý tại các nhà máy xử lý nước thải hoặc thải ra sông, hồ, vùng nước tự nhiên. Trong trường hợp này thì nước thải công nghiệp không được sử dụng vì nó chứa nhiều chất độc hại. Chiến lược thay thế xử lý nước thải đô thị và công nghiệp ngày càng nghiêm ngặt hơn để sử dụng làm nước uống.

Nước thải đi qua hệ thống, xử lý bậc 3 bằng cách sử dụng các phương pháp xử lý hóa học, sinh học, vật lý tiên tiến. Phần nước này sau đó được cấp trực tiếp đến hệ thống phân phối nước uống. Đối với nguồn nước tự nhiên thì được xử lý một lần nữa mới được sử dụng để uống hoặc các mục đích sử dụng khác.

Ở nhiều nơi, lưu lượng nước thải xử lý theo nhiều cách khác nhau. Nhưng các phương pháp xử lý hạ nguồn có thể sẽ không phù hợp với chất lượng nước thực tế, điều này gây ra những nguy cơ đối với sức khỏe. Vì vậy việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường phải được kiểm soát để tái sử dụng cho nhiều mục đích có ý nghĩa kinh tế và lợi ích về sức khỏe người dùng.

Hệ thống tái sử dụng nước thải

Mục đích tái sử dụng nước thải

Mục đích của việc tái sử dụng nước thải là để làm gì? Phần lớn thì nước thải tái chế dùng cho việc tưới nước, tạo cảnh quan, ứng dụng cho một số ngành công nghiệp như nhà máy sản xuất điện, làm mát thiết bị điện. Với điều kiện này mà các cơ sở không phải sử dụng nước chất lượng cao hơn so với những nơi khác. Hầu hết những ứng dụng cải tạo nước cho:

  • Hoạt động đô thị: Tưới công viên, công trình thể thao, vệ sinh đường phố, hệ thống phòng cháy chữa cháy, rửa xe, máy điều hòa, kiểm soát bụi bẩn.
  • Ngành nông nghiệp: Tưới cho cây lương thực, đồng cỏ, thức ăn gia súc, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, xử lý nước, nước làm mát, tháp giải nhiệt tuần hoàn, làm bê tông,…
  • Đối với môi trường: Nạp lại tầng chứa nước, cung cấp cho môi trường sống hoang dã,…
  • Cung cấp nước uống: Gia tăng nguồn cấp nước trên bề mặt, xử lý cho đến khi đạt chất lượng nước uống.

Mục đích tái sử dụng nước thải

2. Thách thức khi tái sử dụng nước thải

Lợi ích của việc tái sử dụng nước thải rất đa dạng như cung cấp thêm nguồn nước, cải thiện môi trường thông qua giảm xả thải ô nhiễm, mở rộng nhu cầu nông nghiệp, bổ sung nguồn nước ngầm hoặc tạo ra nguồn năng lượng mới. Nhưng bên cạnh những lợi ích này cũng không thiếu những hạn chế khác.

Một trong những trở ngại đối với hệ thống tái chế nước thải thường liên quan đến chi phí và gây rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng. Trên thực tế mức độ tin cậy của các hệ thống xử lý vẫn là trở ngại lớn hơn. Tái sử dụng nước thải trực tiếp thường bao gồm chi phí, lợi ích, yêu cầu năng lượng cùng các biện pháp xử lý khác. Những bất lợi khác là chi phí lắp đặt và bảo trì hệ thống.

Sự gia tăng nhanh chóng những dự án tái chế dẫn đến sự thay đổi về mô hình trong các HTXLNT. Những cơ sở này đòi hỏi phải sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng để thu hồi nước, năng lượng và chất dinh dưỡng để tăng cường sản xuất nước sạch. Vì thế mà các quy trình xử lý bổ sung như lọc/khử trùng bằng clo đảm bảo nguồn nước an toàn hơn.

Nếu như bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống XLNT có khả năng tái sử dụng nước thải hiệu quả và chất lượng hơn thì hãy liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768 để Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất tư vấn giải đáp mọi thắc mắc.