Kế hoạch ứng phó BĐKH của tập đoàn PVN

Tập đoàn PVN (Dầu khí Việt Nam) hướng đến xây dựng mục tiêu hành động giảm thiểu và thích ứng với BĐKH đến năm 2030. Với nhiệm vụ này, PVN trở thành đơn vị tiên phong đầu tiên trong Bộ Công Thương bám sát mục tiêu dựa trên cơ sở “Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035” bằng cách huy động đầy đủ tiềm năng trong mọi lĩnh vực cốt lõi. Nhất là lĩnh vực hạn chế và xử lý môi trường!

Tập đoàn PVN và kế hoạch giảm 15,55 triệu tấn CO2 năm 2025

Với mục tiêu quan trọng giảm 15,55 triệu tấn CO2 vào năm 2025 và 25,53 triệu tấn CO2 vào năm 2030, PVN đang tập trung triển khai mạnh mẽ nhiều giải pháp đồng bộ. Bao gồm việc hạn chế đốt bỏ và thu hồi, sử dụng khí áp dụng nghiêm ngặt đối với các nhà thầu dầu khí khai thác ngoài khơi. Quá trình đốt bỏ tại các công trình khai thác chủ yếu duy trì đuốc trên các giàn khoan, đốt khẩn cấp làm phát sinh lượng lớn khí hydrocacbon.

Trong thời gian vừa qua, lượng khí hydrocacbon đang có xu hướng giảm dần, Tập đoàn PVN cố gắng kiểm soát các hoạt động khai thác, giảm các sự cố vượt áp. Đặc biệt dự án “Cải toán và mở rộng công suất nén khí LO 09-1” được mong đợi sẽ nâng cao công suất nén khí, tăng khả năng khai thác dầu và giảm thiểu khí đốt bỏ ngoài khơi.

Kế hoạch ứng phó BĐKH của tập đoàn PVN
Kế hoạch ứng phó BĐKH của tập đoàn PVN

Đối với các dự án trên bờ, PVN chú trọng đến các nhà máy nhiệt điện, nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy sản xuất đạm và nhà máy xử lý khí. Cùng kỳ năm trước, lượng khí thải phát sinh khoảng 156,7 tỷ m3, trong đó lượng khí thải phát sinh từ nhà máy nhiệt điện và lọc hóa dầu chiếm đến 90%.

Tại các nhà máy đều trang bị HTXL khí thải như xử lý khí thải sản xuất nhựa, hệ thống xử lý lọc bụi, xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ, nước biển hoặc đá vôi, xử lý khí thải NOx có sử dụng chất xúc tác.

Tập đoàn PVN hướng đến mục tiêu tiết kiệm năng lượng

Ngoài việc thích ứng với BĐKH, PVN cũng hướng đến tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Các đơn vị hoạt động trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí thu gom triệt để hạn chế lượng khí đốt bỏ ngoài khơi.

Hàng loạt đơn vị như PVEP, VSP, JVPC,… thực hiện nghiêm chỉnh chính sách tiết kiệm năng lượng, điều chỉnh mức tiêu thụ điện năng các tàu thuyền, giàn khoan, tàu chứa dầu,… Điển hình Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn giảm thiểu tối đa lượng khí sử dụng nhờ công nghệ tận dụng nhiệt thải từ nhà máy phát điện chạy qua hệ thống thu hồi nhiệt để cấp nhiệt cho toàn bộ hệ thống dầu nóng công nghệ.

  • Về chế biến dầu khí, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn tổ chức chương trình kiểm toán năng lượng với 25 giải pháp. Tiêu biểu là lắp đặt thiết bị tách nóng, thu hồi và tận dụng nhiệt để sử dụng cho hệ thống phát điện độc lập PRT.
  • Về sản xuất điện, PV Power hoàn thành mục tiêu tiết kiệm điện năng nhờ tận dụng nguồn sáng tự nhiên, bố trí một cách khoa học thiết bị điện, thiết bị phụ trợ nâng cao hiệu suất điện, bảo trì, cải tạo mạng lưới điện,…
  • Về dịch vụ dầu khí, PV Trans tham gia tiết kiệm điện năng bằng cách bảo dưỡng thiết bị, vệ sinh kim phun để tiết giảm lượng dầu đốt trong quá trình tàu vận hành, tận dụng nguồn sáng tự nhiên hoặc năng lượng mặt trời,…

Tăng cường phát triển nguồn năng lượng tái tạo

Tập đoàn dầu khí Việt Nam cam kết không phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng và hơn hết còn đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Hiện nay, các nhà máy thủy điện của PVN đang hoạt động tốt như Nậm Cắt, Đakđrinh, Hủa Na duy trì sản xuất đóng góp không nhỏ nguồn điện vào mạng lưới điện quốc gia.

Đối với nguồn nhiên liệu sinh học, Nhà máy Bio-ethanol Dung Quất cung cấp hơn 2.000 m3 Ethanol cung ứng cho dịch vụ pha chế xăng sinh học có ý nghĩa quan trọng trong việc BVMT. PV Oil tập trung nghiên cứu và mở rộng ứng dụng nhiều nguồn năng lượng sạch như điện mặt trời, điện sử dụng khí LNG,… Mặc khác, các đơn vị như VSP, PVC-MS triển khai nhiều dự án điện gió ngoài khơi tại tỉnh Bình Thuận.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng loại hình hoạt động, hàm lượng chất ô nhiễm phát thải ra ngoài môi trường mà được giám sát và lựa chọn công nghệ xử lý khí thải phù hợp. Song song, hệ thống quan trắc khí thải tự động truyền liên tục dữ liệu về Sở TNMT giám sát và theo dõi theo đúng quy định.