Hệ lụy từ môi trường do khai thác khoáng sản

Vì ý thức chấp hành và xử lý nước thải kim loại nặng tại các mỏ khai thác khoáng sản chưa cao, nên đa phần các dự án đều mắc phải nhiều sai phạm trong việc chấp hành các quy định về công tác BVMT.

Hậu quả từ hoạt động khai thác khoáng sản

Ô nhiễm theo dạng hóa học

Đây là dạng ô nhiễm từ hệ thống thoát nước khu vực mỏ, thấm vào nước ngầm, phát thải khí nhà kính. Các chất hóa học độc hại không được xử lý triệt để do quá trình oxy hóa quặng.

Bởi chúng tồn tại trong trạng thái trơ còn các khoáng chất tồn tại dưới dạng yếm khí, ngập nước hoặc bị bao phủ bởi lớp đất đá không bị oxy hóa hoàn toàn. Nhưng khi bị nghiền nát, quặng dễ dàng tiếp xúc với oxy và nước nên các khoáng chất dễ bị biến đổi nhanh về tính chất hóa học.

Cụ thể, các kim loại có giá trị như sunphit kết hợp vơi oxy tạo thành axit sunphuric. Hoặc những nơi nung chảy quặng và đốt cháy nhiên liệu hóa thạch lại phát sinh SO2, SO3 vào khí quyển hình thành nên các cơn mưa axit.

Hệ lụy từ môi trường do khai thác khoáng sản
Hệ lụy từ môi trường do khai thác khoáng sản

Ô nhiễm vật lý

Từ quá trình khai thác và tuyển khoáng, chất rắn lơ lửng bao phủ vào hệ thủy sinh bằng lớp bùn phù sa, khiến đất xói mòn, bụi tồn tại trong không khí và làm thoái hóa môi trường đất.

Tầng nước mặt bị bao phủ tầng chất rắn lơ lửng từ hoạt động khai thác mỏ vì hoạt động quản lý kém, thiếu biện pháp kiểm soát xói mòn. Với lớp bụi dày đặc trong không khí còn làm giảm tầm nhìn và gây ra các ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe con người.

Những hệ lụy do khai thác khoáng sản gây ra

Thực trạng về khai thác khoáng sản ở nước ta

Theo Bộ TNMT thì các hoạt động khai thác khoáng sản làm ảnh hưởng xấu đến môi trường vì chưa sử dụng có hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên, làm thay đổi ảnh quan và môi trường, làm phát tán nhiều CTR, làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, gây tiếng ồn, phát sinh nhiều sự cố môi trường, tác động dến công nghiệp, tác động đến kinh tế – xã hội và ảnh hưởng đến sức khỏe cho người lao động.

Các mỏ khoáng sản tập trung chủ yếu tại vùng núi, vùng trung du nên mức độ ô nhiễm và suy thoái môi trường ở đây trở thành nỗi lo của người dân. Phá rừng, hủy hoại mặt đất, thu hẹp đất canh tác,… tác động mạnh đến các hoạt động phát triển kinh tế của cộng đồng.

Hiện nước ta có hơn 1.000 mỏ khai thác và chế biến khoáng sản. Nhiều cơ sở có quy mô công nghiệp như than Quảng Ninh, sắt Trại Cau, đồng Sin Quyền (Lào Cai), đá trắng Lục Yên (Yên Bái), đá trắng Quỳ Hợp (Nghệ An),..

Ô nhiễm môi trường từ khai thác khoáng sản đến

Chỉ riêng khu vực khai thác than Quảng Ninh, chúng ta cũng dễ hình dung các hoạt động ở đây làm biến dạng môi trường nặng nề đến mức độ nào. Có thể thấy rõ đất đá thải làm biến dạng địa hình, nhiều bãi tích tụ than thành núi trở thành điểm ô nhiễm báo động cho đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết.

Ngoài ra, khai thác kim loại cũng hủy hoại môi trường không kém. Các hậu quả nặng nề như bồi tụ đất đá, phát sinh bụi, nước thải khối lượng lớn làm ô nhiễm không khí và nước. Các công nhân lao động mắc bệnh hô hấp vì thường xuyên tiếp xúc với bụi từ quặng inlmenit, ruti, zircon hoặc tiếp xúc với các tia phóng xạ.

Đối với dòng nước tự nhiên thường bị ô nhiễm do chất cặn lơ lửng, kim loại nặng, thủy ngân và hóa chất độc hại phân tán vào hạ nguồn các con sông và vùng lân cận khu vực dự án. Đây cũng là các thành phần chất gây nhiều khó khăn khi xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn!

Quá trình khai thác vật liệu xây dựng, khai thác nguyên liệu sản xuất phân bón, hóa chất gồm đá vôi, đá xây dựng, các loại sét, cát,… tác động xấu đến môi trường khiến nguồn nước, không khí và tiếng ồn đều bị ô nhiễm.

Các mỏ bị khai thác quá mức không những làm cạn kiệt nguồn tài nguyên mà còn phá vỡ điều kiện sinh thái, gây ô nhiễm môi trường và cản trở các hoạt động của cộng đồng dân cư xung quanh khu vực khai thác.

Biện pháp thiết yếu

Nhiều mỏ đá xây dựng thường được khai thác bằng phương pháp nổ mìn với quy trình khai thác truyền thống, không có hệ thống thu bụi, hàm lượng bụi cao gấp 9 lần so với quy chuẩn cho phép. Mặc khác, các doanh nghiệp còn gặp nhiều hạn chế trong phương pháp thủ công, bán cơ giới, công nghệ lạc hậu, ý thức chấp hành các quy định BVMT chưa cao.

Vì những hoạt động khai thác tài nguyên này mà các đoàn kiểm tra thực hiện nhiều đợt giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về khai thác khoáng sản phải gắn với bảo vệ và xử lý môi trường.

Nhiệm vụ giám sát này nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý của nhà nước về khoáng sản, làm rõ những bất cập trong các văn bản đề xuất quy định khai thác khoáng sản cũng tìm hiểu về thực trạng đánh giá tác động môi trường đối với việc khai thác khoáng sản tại nhiều địa phương.