Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của màng lọc nước RO

Màng lọc nước RO (Reverse Osmosis) thẩm thấu ngược là một trong những công nghệ lọc nước hiện đại. Hiện nay, xử lý nước thải công nghiệp bằng công nghệ RO đang được ứng dụng phổ biến bởi lợi ích kép mà phương pháp này mang lại như vừa giúp xử lý nước thải vừa tái sử dụng nước đã qua xử lý cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của màng lọc nước RO.

cấu tạo và nguyên lý hoạt động của màng lọc nước ro

1. Màng lọc nước RO là gì?

Màng lọc nước RO là kỹ thuật lọc nước với cấu tạo các lỗ lọc siêu nhỏ và khả năng loại bỏ 99,99% vi khuẩn, vi rút, ion kim loại nặng cùng các tạp chất. Nước sau khi được lọc qua màng thì tinh khiết thì không màu, không mùi, không vị, sạch vi khuẩn nên an toàn. Có thể dùng nước để uống, nấu nướng, rửa rau quả, thực phẩm.

2. Cấu tạo của màng lọc nước RO

Màng lọc nước RO được cấu tạo bởi các lớp, được cuộn tròn lại quanh ống lọc và phần trục định tâm. Cụ thể:

  1. Lớp bảo vệ: Nằm bên ngoài thiết bị, được cấu tạo bằng một lớp nhựa mỏng.
  2. Lớp giữa màng lọc RO: Các cụm màng lọc được xếp chồng lên nhau và cuộn lại, quấn quanh ống dẫn nước.
  3. Trục định tâm hay còn gọi là ống dẫn nước trung tâm, đây là nơi chứa nước tinh khiết sau khi đã được lọc sạch. Trên thân trục có cấu tạo một dãy lỗ nhỏ để nước thẩm thấu qua các lớp màng lọc đi vào trong ống, cho ra nước tinh khiết.

3. Nguyên lý hoạt động 

  • Cột lọc 1: Lọc cơ học (lọc thô)

Màng lọc PP loại bỏ các chất bụi bẩn, cát, đất, gỉ sắt và các hợp chất lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn 5µm sẽ được giữ lại.

  • Cột lọc 2: Lọc than hoạt tính

Tầng lọc than hoạt tính nhỏ, loại bỏ các chất hữu cơ, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, tạp chất lơ lửng, tạp chất kim loại nặng, màu sắc và mùi hôi. Đồng thời tại cột lọc này cũng khử độ cứng của nước (Ca2+, Mg2+), làm mềm nước.

  • Cột lọc 3: Lọc than hoạt tính

Tầng này cũng lọc tương tự với tầng 2 nhưng tăng cường mức độ lên cao hơn. Tăng cường loại bỏ các chất hữu cơ, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, tạp chất lơ lửng, mùi vị khó chịu, tạp chất kim loại. Tại đây cột lọc được cấu tạo bằng sợi PP có lỗ lọc siêu nhỏ (<1 micromet) nhằm chặn các cặn bẩn còn sót lại ở cột lọc 2.

4. Màng RO

Nước sau khi đi qua các giai đoạn tiền xử lý sẽ được bơm vào màng lọc RO. Ở màng lọc RO sẽ loại bỏ hoàn toàn các chất hòa tan, kim loại nặng, vi khuẩn, hợp chất có kích thước lớn hơn 0,0001µm và hơn 96% lượng muối trong nước cũng được loại bỏ. Song song đó cũng giúp tạo vị ngọt, độ tinh khiết cho nước.

Ưu điểm của công nghệ RO trong xử lý nước thải:

  • Giải pháp sạch cho nguồn nước bị ô nhiễm, bởi nước sau khi được xử lý có thể tái sử dụng.
  • Hiệu suất loại bỏ tạp chất cao, giúp loại bỏ các kim loại nặng, vi khuẩn, tạp chất trong nước thải mà không sử dụng hóa chất độc hại.
  • Dễ dàng lắp đặt, thiết kế, mở rộng hệ thống XLNT nếu hệ thống đang hoạt động muốn tăng quy mô, công suất hoạt động.
  • Tính ứng dụng cao, áp dụng trong nhiều lĩnh vực như: lọc nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, y tế, khử muối, xử lý nước thải.

Có thể bạn quan tâm: Ứng dụng hệ thông RO để xử lý nước

5. Công ty thiết kế, lắp đặt hệ thống XLNT toàn quốc

Với nhiều năm hoạt động trong ngành XLNT, xử lý khí thải, công ty môi trường Hợp Nhất được quý khách hàng đánh giá cao nhờ những yếu tố sau:

  • Cung cấp trọn gói các dịch vụ môi trường, hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả cho doanh nghiệp trong thủ tục, hồ sơ xin cấp GPMT.
  • Tư vấn chi tiết, khảo sát thực tế, tùy vào quy mô, công suất hoạt động và lưu lượng nước, Hợp Nhất sẽ thiết kế, lắp đặt hệ thống XLNT phù hợp, mang lại hiệu xử lý cao và tiết kiệm chi phí.
  • Cam kết chất lượng nước đầu ra đáp ứng tiêu chuẩn xả thải theo quy định.
  • Theo dõi và hỗ trợ kịp thời trong suốt quá trình vận hành.

Mọi chi tiết, xin quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline: 0938 857 768 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *