Cải tạo hệ thống xử lý nước thải là một giải pháp khả thi để bổ sung nguồn cung cấp nước tại các khu vực thiếu nước trầm trọng. Đặc biệt, xử lý bằng màng lọc đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước tiết kiệm chi phí.
Ngày nay các yêu cầu về tái chế ngày càng trở nên nghiêm ngặt. Chẳng hạn, việc loại bỏ nito và photpho sử dụng cho mục đích tưới cây là không cần thiết. Nhưng với mục đích tái sử dụng cho nguồn sản xuất hoặc thậm chí uống thì phải bao gồm hàng loạt phương pháp như xử lý thứ cấp, lọc, hấp phụ than hoạt tính, thẩm thấu ngược, tách khí, ozon hóa và khử trùng bằng clo.
Đặc trưng của màng thẩm thấu ngược RO trong XLNT
Hiện nay, màng lọc RO được bố trí rất nhiều trong các hệ thống xlnt công nghiệp với khả năng loại bỏ nhiều tạp chất, cặn lơ lửng, chất ô nhiễm và diệt khuẩn vô cùng hiệu quả. Giải pháp này hiệu quả về chi phí nên được ưa chuộng tại nhiều cơ sở, doanh nghiệp ứng dụng để xử lý nước thải.
Kinh nghiệm từ các đơn vị XLNT trong việc lựa chọn màng chất lượng là chọn màng được thiết kế đúng kỹ thuật để ngăn chặn hiệu quả việc tắc nghẽn màng cũng như giảm chi phí bảo trì hệ thống đến mức thấp nhất. Vì thế mà màng siêu lọc hay vi lọc được sử dụng rộng rãi để loại bỏ chất hòa tan. Ngoài ra, bạn lựa chọn hóa chất đóng cặn và sử dụng loại màng thích hợp để giảm thiểu tắc nghẽn hữu cơ.
Công nghệ này ngày càng được sử dụng trong việc cải tạo nước đô thị. Do nhu cầu về chất lượng nước ngày càng tăng ở đô thị nên việc lọc nước thải trở thành một trong những cách tăng cường nguồn nước sạch cho các hoạt động của con người.
Đặc biệt, nước thải thu hồi chất lượng cao có thể dùng cho mục đích công nghiệp. Ví dụ như nó sử dụng làm nước cấp cho lò hơi và nước xử lý bán dẫn. Nhiều doanh nghiệp thiết kế hệ thống xử lý nước thải quy mô lớn hầu như đều sử dụng công nghệ màng để thu hồi và tái sử dụng nước thải rất hiệu quả.
Sử dụng màng thẩm thấu ngược RO cần lưu ý điều gì?
HTXLNT bao gồm nhiều quy trình xử lý để loại bỏ hết chất ô nhiễm. Trong đó bao gồm xử lý sơ cấp, thứ cấp và xử lý cấp 3. Mặc dù nước nước thải đầu ra có độ đục thấp và đã được khử trùng nhưng không làm giảm hàm lượng chất rắn hòa tan và không thích hợp để tái sử dụng cho các mục đích khác.
Nếu xử lý nước thải cấp 3 từ quy trình thông thường dẫn qua hệ thống lọc RO lại khá hiệu quả để làm sạch nguồn nước, giảm chất rắn và vi khuẩn gây hại trong nước. Cần lưu ý, màng RO rất dễ bị tắc nghẽn bởi các hạt keo, chất hữu cơ hòa tan và đóng cặn. Đây cũng là nguyên nhân cản trở việc vận chuyển nước qua màng. Vì thế, bạn cần vệ sinh màng lọc thường xuyên để tăng tuổi thọ của màng cũng như giảm chi phí vận hành.
Cải thiện quy trình xử lý của màng thẩm thấu ngược
Để tăng hiệu quả xử lý của màng, trong giai đoạn tiền xử lý cần sử dụng màng siêu lọc (UF) hoặc vi lọc (MF). Clo có thể được thêm vào tiền xử lý để kiểm soát việc tạo màng sinh học. Ngoài ra, kết hợp nhiều hóa chất đóng cặn phù hợp giảm được hàm lượng canxi, silica, photphat, cacbonat cùng nhiều ion khác có khả năng tạo cặn cao.
Công nghệ màng được sử dụng để tái chế nước thải quy mô lớn. Thành công của công nghệ mới này phụ thuộc vào quá trình tiền xử lý, kiểm soát hóa chất và màng RO có khả năng chống bám cặn cao.
Với nhiều thông số thiết kế phù hợp thì màng được làm bằng vật liệu polymide và màng composite ít bám bẩn và loại bỏ nhiều tạp chất với thời gian hoạt động bám bẩn lâu. Ngoài ra, các loại màng này có thể xử lý hiệu quả với nước thải có lưu lượng khác nhau và loại bỏ rất ổn định đối với nước thải.
Với những ưu điểm này, công nghệ màng thích hợp để xử lý nước thải đô thị và công nghiệp đối với khu vực yêu cầu nguồn nước chất lượng cao.
Chi tiết về các công nghệ xử lý nước thải, khí thải xin truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để biết thêm thông tin!