Giải pháp xử lý nước thải xà phòng

Vốn dĩ là ngành dịch vụ mang đến lợi nhuận lớn, ngành giặt tẩy xuất hiện trên khắp thế giới và cả Việt Nam. Nhiều cơ sở giặt tẩy xuất hiện với quy mô hoạt động khác nhau, nhiều nhà máy trang bị máy giặt có công suất lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của hàng nghìn người. Tuy nhiên sự phát triển của chúng lại gây ra khá nhiều vấn đề liên quan đến xử lý nước thải phát sinh. Nước thải này thường chứa hàm lượng xà phòng lớn. Xử lý nước thải xà phòng không hề khó nhưng khó ở chỗ làm thế nào để lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp để loại bỏ những chất ô nhiễm ra khỏi nguồn thải.

Xử lý nước thải xà phòng
Xử lý nước thải xà phòng

1. Đặc trưng thành phần của nước thải xà phòng

Đặc tính của nước thải chứa xà phòng thường có độ pH cao. Chứa nhiều chất giặt tẩy, vải sợi lơ lửng, độ màu, độ đục, hàm lượng chất hữu cơ. Và nghiêm trọng nhất là chất hoạt động bề mặt. Vì thế việc ứng dụng hệ thống xử lý nước thải xà phòng đạt chuẩn giúp khử hoàn toàn chất khó xử lý này ra khỏi nguồn thải.

Một số chất hoạt động bề mặt được chia làm 4 nhóm chính dưới đây:

  • Amoniac: Nhóm hữu cực mang điện tích (-) như –COO-, -SO3-, -SO4- có thể liên kết cộng hóa trị với phần kỵ nước.
  • Cationic: Chúng thường mang điện tích (+) (–NR1R2R3) liên kết cộng hóa trị với phần kỵ nước như Clorua Dimetyl Di-Stearyl Amoni.
  • Non-Ionicl: Nhóm hữu cực không ion hóa trong dung dịch nước. Phần kỵ nước gồm chất béo, phần ưa nước chứa nhiều nguyên tử oxy, nito hoặc lưu huỳnh không bị ion hóa. Quá trình hòa tan do cấu tạo từ những liên kết hydro giữa phân tử nước với các thành phần ưa nước.
  • Chất lưỡng tính: Hợp chất có phần tử tạo nên một ion lưỡng cực như axit xetylamino-axetic.
  • Chất hoạt động bề mặt lớn nhất là Alkylbenzen sunfonat (ABS) nhưng chất này lại khó phân hủy sinh học ở điều kiện thường.
Đặc trưng thành phần của nước thải xà phòng
Đặc trưng thành phần của nước thải xà phòng

2. Xử lý nước thải xà phòng bằng phương pháp keo tụ

Mục đích của xử lý nước thải bằng phương pháp keo tụ giúp hỗ trợ quá trình khử màu, khử mùi, khử COD, khử chất rắn lơ lửng. Thông qua đó hàm lượng lớn các kim loại nặng cũng tách ra khỏi nước. Keo tụ được hiểu là sự liên kết giữa các cặn phân tán trong nước với nhau thành bông cặn dễ lắng. Không chỉ khử chất lơ lửng, mùi và màu mà phương pháp này còn loại bỏ chất béo, dầu mỡ, hydratcacbon và một phần vi khuẩn trong nước.

2.1. Các giai đoạn xảy ra trong quá trình keo tụ

  • Bản thân chất keo tụ phát sinh thủy phân, dung dịch keo tụ hình thành và ngưng tụ.
  • Trung hòa hấp phụ lọc các tạp chất trong nước.

Keo tụ không chỉ được sử dụng để xử lý nước thải xà phòng mà nó còn ứng dụng rất nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để keo tụ diễn ra hiệu quả người ta thường dùng các muối sunfat nhôm, sunfat sắt và clorua sắt. Khi nguồn nước tiếp xúc với các muối nhôm sẽ tạo ra phản ứng với ion bicacbonat tạo thành các hydroxyt dưới dạng keo. Các chất keo tụ đưa vào nước thải phải đúng theo liều lượng và đảm bảo được các yếu tố như:

  • Nồng độ chất ô nhiễm
  • Loại keo tụ
  • Cách trộn chất keo tụ vào nước thải
  • Ảnh hưởng của nồng độ pH
  • Nhiệt độ trong nước
Quá trình keo tụ tạo bông
Quá trình keo tụ tạo bông

Một số chất keo tụ được sử dụng phổ biến như:

  • Phèn nhôm: NaAlO2, Al2(OH)5Cl, Kal(SO4)2H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O.
  • Phèn sắt: Fe(SO4)3.2H2O. Các muối sắt thường có ưu điểm vượt trội hơn phèn nhôm. Vì chúng tác dụng tốt ở nhiệt độ thấp, tạo bông cặn có độ bền cao, khử được khí H2S.
  • Một số chất trợ keo như tinh bột, dentrin, xenlulozo, dioxit silic hoạt tính, PAC.

3. Các giai đoạn chính trong hệ thống xử lý nước thải xà phòng

3.1. Giai đoạn tiền xử lý

  • Tác rác: nhờ sự hỗ trợ từ song chắn rác, lưới chắn rác.
  • Bể điều hòa: điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải.
Giai đoạn tiền xử lý
Giai đoạn tiền xử lý – Song chắn rác

3.2. Giai đoạn xử lý hóa – lý

  • Trung hòa: tiến hành điều chỉnh, kiểm soát nồng độ pH trong nước thải.
  • Keo tụ – tạo bông: hình thành những bông cặn dễ lắng nhờ chất keo tụ.
  • Lắng hóa lý: lắng bông cặn hình thành trước đó.

3.3. Giai đoạn xử lý sinh học

  • Bể sinh học kỵ khí: VSV hoạt động trong điều kiện không được cung cấp nguồn oxy.
  • Bể sinh học hiếu khí MBBR: VSV phẩn hủy và hấp thụ chất hữu cơ và chất ô nhiễm kết hợp cùng màng sinh học MBBR. Nhờ vậy vi sinh vật xử lý nước thải tái tạo năng lượng và tăng sinh khối mới. Lớp vật liệu bám dính giúp giữ lại chất ô nhiễm.
Giai đoạn xử lý sinh học
Giai đoạn xử lý sinh học

3.4. Giai đoạn xử lý bậc II

  • Keo tụ – tạo bông (lần 2).
  • Lọc: lọc bằng áp lực hoặc lọc nhanh.
  • Oxy hóa bậc cao: sử dụng ozone và hệ Fenton có điều chỉnh nồng độ pH về ngưỡng trung tính.

Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu xử lý nước thải xà phòng hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline: 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí.