Xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà ở khu vực đô thị và nông thôn chính là nhiệm vụ tối ưu trong việc tham gia bảo vệ môi trường trên toàn thế giới. Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu cơ bản của cuộc sống hằng ngày của con người. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là chất lượng nước không đạt để bảo vệ sức khỏe người dân cũng như cải thiện điều kiện sinh hoạt ở một số khu vực.
Đặc trưng và thành phần của nước thải sinh hoạt tại nhà
Chất rắn lơ lửng
Đây là thông số cần lưu ý để xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà đạt hiệu quả. Bao gồm:
- Chất rắn hữu cơ phân hủy sinh học
- Chất rắn vô cơ không hòa tan như bùn, hạt keo, phù sa
- Chất hữu cơ không hòa tan
- Vi sinh vật lơ lửng như vi khuẩn, tảo, nấm
Nito và hợp chất của nito
Nito trong nước thải sinh hoạt tồn tại dưới 3 dạng: hợp chất hữu cơ, amoni và hợp chất dạng oxy hóa. Nếu nito trong nước quá cao sẽ gây phú dưỡng nguồn nước, làm thiếu hụt oxy hòa tan, phá vỡ chuỗi thức ăn, giảm chất lượng nước và phát sinh nhiều chất độc như NH4+, H2S, CO2, CH4,…
Hàm lượng Coliform
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều loại vi khuẩn có hại, vì thế ứng dụng tốt nhiều phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà. Chúng thường sống ký sinh trong thực vật, động vật và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đối với con người.
Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt tại nhà
- Nước thải từ khu vực vệ sinh: có độ màu cao, mùi hôi và chứa nhiều chất hữu cơ (cặn bẩn, tạp chất, phân, nước tiểu, VSV gây hại).
- Nước thải từ quá trình tắm rửa, nấu ăn, vệ sinh chén bát,… chứa nhiều chất thải sinh hoạt như dầu mỡ, thức ăn thừa, chất tẩy rửa (xà phòng, sữa tắm,…).
- Nước thải từ khu vực lau chùi sàn nhà phát sinh nhiều rác, chất tẩy rửa, nước lau sàn, cặn bẩn từ quá trình lau rửa, vệ sinh sàn nhà.
Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà đơn giản
Sử dụng công nghệ Aerotank
Aerotank là cách xử lý nước thải hiếu khí khá được ưa chuộng trong thời gian qua. VSV sẽ hấp thu và phân hủy chất sinh dưỡng, chất hữu cơ làm thức ăn. Nhờ vậy mà mật độ vi sinh ngày càng tăng và nồng độ ô nhiễm sẽ giảm xuống.
Tuy là công nghệ xử lý truyền thống nhưng lại xuất hiện hầu hết tất cả HTXLNT hiện nay. Ưu điểm vượt trội của công nghệ này là dễ vận hành, khả năng xử lý BOD, COD, Nito cao hoặc có thể dễ dàng nâng công suất.
Sử dụng công nghệ UASB
UASB là phương pháp xử lý nước thải kỵ khí, nước được vận chuyển từ dưới lên trên bằng vận tốc thích hợp. Khi đi qua lớp bùn, VSV kỵ khí sẽ xử lý và phân hủy chất hữu cơ trong nguồn nước. Nhờ vậy mà lượng lớn chất hữu cơ được loại bỏ hoàn toàn.
Sử dụng công nghệ sinh học tăng trưởng dính bám
Đây là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mang lại hiệu quả xử lý khá cao. Công nghệ này bao gồm các giai đoạn như bùn hoạt tính lơ lửng, khử nito photpho và VSV dính bám vào lớp vật liệu để sinh trưởng và phát triển. Ưu điểm của công nghệ giúp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí đầu tư ban đầu và mang đến hiệu suất xử lý cao.
Sử dụng công nghệ lọc sinh học
Người ta bố trí các lớp vật liệu lọc lơ lửng trong nước làm nơi dính bám của quần thể VSV. Khi nước thải tiếp xúc với các lớp vật liệu lọc, VSV hấp thụ và phân hủy chất hữu cơ làm thức ăn để sinh trưởng và cung cấp thêm nguồn năng lượng để hình thành mật độ vi sinh mới.
Công nghệ này giúp tiết kiệm năng lượng vì tận dụng thông gió tự nhiên, giảm chi phí nhân công vì hệ thống hoạt động tự động.
Sử dụng than hoạt tính
Hiện nay, tài nguyên nước đang dần cạn kiệt vì các hoạt động của con người tác động lớn đến chất lượng nguồn nước. Nước nhiễm phèn, nhiễm đá vôi, nước giếng khoang đục, nhiễm Styren chứa nhiều cặn và ký sinh trùng. Do đó, người ta thưởng sử dụng than hoạt tính trong hệ thống lọc nước vì chúng hấp thụ hoàn toàn các chất độc hại.
Với hàng nghìn lỗ lọc li ti, than hoạt tính là vật liệu lý tưởng và được xem như bộ máy lọc nước hoàn hảo nhất, tất cả cặn bẩn, kim loại nặng được giữ lại trên lớp bề mặt lọc. Phương pháp xử lý nước thải hộ gia đình này vừa đơn giản, dễ dàng vừa có chi phí thấp, nguyên liệu dễ tìm nên rất nhiều người ưa chuộng.
Liên hệ ngay với công ty xử lý nước thải Hợp Nhất theo số Hotline: 0938.857.768 ngay khi quý doanh nghiệp có nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà nhé!