Cũng giống như các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật bản, Indonesia, Malaysia,… thì mì ăn liền là thực phẩm ăn liền có tốc độ tiêu thụ lớn tại Việt Nam. Vì lý do đó mà thị trường chế biến và sản xuất mì ăn liền diễn ra sôi động với nhiều sản phẩm đa dạng như Hảo Hảo, Acecook, Omachi,…
Nước thải mì ăn liền gây ô nhiễm môi trường
Thế nhưng vấn đề lớn mà chúng ta đang phải đối mặt đó chính là ô nhiễm môi trường. Ngày càng nhiều các nhà máy, xí nghiệp chế biến mì ăn liền đã phát sinh rất nhiều chất thải, đặc biệt nguồn nước thải ô nhiễm trong quá trình sản xuất. Có khá nhiều doanh nghiệp bị xử phạt vì hành vi xả thải gây ô nhiễm, chưa xây dựng HTXLNT, chưa xử lý sơ bộ đã thải ra môi trường sông ngòi, kênh, rạch khiến môi trường tự nhiên bị suy thoái nghiêm trọng.
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên tư vấn và xây dựng HTXLNT, lắp đặt trang thiết bị máy móc, bảo trì – bảo dưỡng và cải tạo hệ thống. Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về xử lý nước thải mì ăn liền, Quý khách hàng hãy liên hệ với Hợp Nhất theo Hotline 0938 089 368 để được tư vấn miễn phí nhé!
Tính chất của nước thải sản xuất mì ăn liền:
- Nước thải chế biến mì ăn liền chứa hàm lượng cao nồng độ pH, TSS, BOD5, COD, nito, photpho, dầu mỡ, coliform.
- Ngoài ra nước thải này còn chứa nhiều chất hữu cơ, chỉ tiêu dầu mỡ vượt quá ngưỡng cho phép.
Tác hại từ nước thải mì ăn liền:
- Chất rắn lơ lửng là tác nhân ảnh hưởng đến sự sống của hệ thủy sinh, độ đục cao và bồi lắng dòng chảy, đe dọa đến sức khỏe con người.
- Dầu mỡ làm ngưng quá trình hô hấp, quang hợp của thủy sinh, giảm cung cấp nguồn năng lượng khiến chúng chết hàng loạt.
Quy trình hệ thống xử lý nước thải mì ăn liền
Bể tự hoại
- Nước thải từ các nguồn được dẫn về bể tự hoại thành một nguồn duy nhất. Tại đây, song chắn rác được lắp đặt để tách bỏ các chất thải có kích thước lớn, chất cặn, thức ăn thừa, vỏ chai, đồ hộp,… tránh gây tắc nghẽn đường ống và hư hỏng cho các thiết bị công trình phía sau.
Bể tách mỡ
- Nước thải chảy qua bể tách mỡ. Vì dầu mỡ không chỉ gây tắc nghẽn đường ống bơm mà chúng còn ức chế hoạt động của vi sinh vật nên dầu mỡ, chất nổi và bùn cát sẽ tiến hành lắng tại đây để tránh tắc thiết bị máy móc.
Bể thu gom
- Nước thải sau khi được tách rác và dầu mỡ sẽ được dẫn về bể thu gom. Ở đây nước thải được tập trung với khối lượng lớn nhằm cung cấp nguồn nước cho các công trình phía sau.
Bể điều hòa
- Tùy theo tính chất, quy mô và lĩnh vực hoạt động mà nguồn nước thải sẽ dao động theo từng thời gian tương ứng, nhiệt độ và nồng độ pH, chất ô nhiễm cũng khác nhau. Bể điều hòa là nơi giúp nồng độ và lưu lượng nước được điều hòa ổn định nhờ máy sục khí hoạt động liên tục để tránh hiện tượng quá tải xảy ra.
- Bể có trang hệ thống đĩa phân phối khí với hoạt động sục khí liên tục giúp ngăn chặn quá trình yếm khí xảy ra. Vì thế mà các chất cặn tồn tại dưới dạng lơ lửng.
Bể tuyển nổi
- Nếu chất rắn không thể lắng hoặc lượng dầu mỡ còn sót lại sẽ được xử lý triệt để tại đây. Tại bể này, hình thành nên các bong bóng khí nhỏ li ti nhờ áp suất trong nước mà các chất rắn lơ lửng và dầu mỡ bám dính vào các bong bóng này. Lâu dần, lớp cặn trên bề mặt trở thành ván bùn được thu gom và vớt bỏ ra ngoài nhờ máy bơm bùn đưa về bể chứa bùn để xử lý định kỳ.
Bể sinh học kỵ khí (UASB)
Nhờ các chất dinh dưỡng trong nước mà hệ vi sinh vật được hình thành. Nhờ chúng phân hủy các chất hữu cơ thành các chất đơn giản mà nguồn nước được xử lý một phần tạp chất ô nhiễm.
Quá trình phân hủy kỵ khí bao gồm 3 giai đoạn cơ bản sau:
- Giai đoạn 1: Thủy phân
- Giai đoạn 2: Acid hóa
- Giai đoạn 3: Methane hóa
Bể sinh học hiếu khí (Aerotank)
- Là một công trình không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải mì ăn liền, nước thải tại đây được xáo trộn nhờ máy thổi khí tạo ra nguồn oxy ổn định để VSV hiếu khí sinh trưởng và phát triển. VSV này phân hủy chất hữu cơ và chất dinh dưỡng làm thức ăn và tăng sinh khối.
- Nhờ quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học này mà khử được các chỉ tiêu như BOD, COD, khử nitrat thành N2, khử photpho, chất hữu cơ hiệu quả.
Bể lắng
- Nước thải tiếp tục đi qua bể lắng để quá trình tách nước và bùn được tách bỏ hoàn toàn. Nhờ tác dụng của trọng lực mà các bông bùn dễ dàng lắng xuống đáy, phần nước sạch được dẫn qua bể khử trùng.
- Phần bùn thu được được chia thành 2 giai đoạn: một phần đưa về bể hiếu khí để duy trì mật độ VSV và một phần đưa về bể chứa bùn để đem đi xử lý định kỳ.
Bể khử trùng
- Tiến hành cho hóa chất Clorine vào bể để khử lượng coliform, mầm bệnh còn sót lại. nguồn nước sau xử lý phải đảm bảo đạt chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Dịch vụ xử lý nước thải của Hợp Nhất luôn nhận được sự đánh giá cao của khách hàng, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ một cách tốt nhất và đáp ứng tối đa nhu cầu của Khách hàng. Bạn có thể theo dõi thêm thông tin chi tiết nhất tại Website moitruonghopnhat.com để hiểu rõ hơn những điểm mạnh của chúng tôi nhé!