Hoạt động từ các nhà máy có phát sinh ra một lượng lớn khí ô nhiễm. Về lâu dài, chúng sẽ phá hủy môi trường sống và sức khỏe của con người. Vì thế ứng dụng tháp hấp thụ trong việc xử lý khí thải là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ diễn ra dựa trên sự tương tác giữa chất hấp thụ và chất bị hấp thụ. Ngoài ra còn dựa vào khả năng hòa tan của các chất khí trong chất lỏng.
1. Vì sao tháp hấp thụ được ưa chuộng trong xử lý khí thải?
Tháp hấp thụ được đánh giá là giải pháp xử lý khí thải công nghiệp chất lượng. Là một sản phẩm của công nghệ hiện đại. Tháp hấp thụ được ưu tiên lựa chọn sử dụng để bảo vệ môi trường sống của con người.
Tháp hấp thụ có cấu tạo với độ cao 3500 và đường kính 1200mm. Với cấu tạo từ các nguyên liệu có độ bền cao nên tháp đảm bảo được tiêu chí an toàn. Với cấu trúc như vậy, tháp có bể chứa lớn và bề mặt hấp thụ rộng. Bể chứa có tác dụng loại bỏ các khí độc hại như axit, HCl, HF, NH3, H2SO4,…
Tháp được thiết kế hoạt động theo chu trình khép kín. Nước được phun từ trên xuống dưới. Còn nguồn khí cần xử lý di chuyển từ dưới lên trên. Khi pha lỏng và pha khí tiếp xúc với nhau, các phần tử khí độc hại được nước đẩy xuống dưới. Đối với phần khí sạch đi qua màng và thoát ra ngoài môi trường. Nhờ vậy mà tiêu chuẩn nguồn khí sau xử lý luôn đảm bảo an toàn đối với môi trường.
2. Các loại tháp hấp thụ xử lý khí thải thường dùng
- Tháp rửa khí rỗng: Khi cho dòng khí đi qua, dung dịch hấp thụ được phun thành những giọt nhỏ.
- Tháp hấp thụ sủi bọt: Dung dịch hấp thụ được đặt trên tấm phẳng có đục lỗ. Lúc này, dòng khí đi qua dưới dạng bọt khí và vỡ ra phía trên mặt nước. Trên bề mặt các bọt khí, quá trình xử lý bụi và hấp thụ chất ô nhiễm xảy ra đồng thời.
- Tháp hấp thụ có lớp vật liệu đệm: Các lớp vật liệu thường làm bằng sứ, kim loại hoặc plastic. Lúc này, tưới dung dịch hấp thụ từ đỉnh tháp và chạy dọc qua bề mặt các lớp vật liệu đệm. Nhờ vậy mà quá trình hấp thụ diễn ra thuận lợi trên bề mặt ướt của lớp đệm. Với tháp này, khí thải được dẫn vào đáy tháp và thoát ra ngoài ở đỉnh tháp.
Xem thêm bài viết về xử lý khí thải bằng than hoạt tính!
Cơ chế hoạt động của tháp hấp thụ:
- Bước 1: Các phân tử ô nhiễm sẽ khuếch tán đến bề mặt của dung dịch hấp thụ.
- Bước 2: Sau quá trình khuếch tán, các phân tử khí này bắt đầu được phân hủy và hòa tan vào dung dịch hấp thụ.
- Bước 3: Các phân tử khí tiếp tục đi sâu vào lòng chất hấp thụ.
3. Phương thức xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
Phương thức xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ:
Hấp thụ vật lý: Lực liên kết giữa các phần tử và chất khí ô nhiễm được giữ lại bề mặt chất hấp thụ. Khi cường độ lực liên kết càng lớn thì nhiệt tỏ ra càng cao.
Hấp thụ hóa học: Giữa vật liệu hấp thụ và khí bị hấp thụ có xảy ra các phản ứng hóa học. Trong trường hợp này, lực liên kết giữa các phân tử mạnh hơn ở hấp thụ vật lý. Chính vì thế mà lượng nhiệt tỏa ra lớn và cần năng lượng nhiều hơn.
Trong đó:
- Chất hấp thụ: Có độ rỗng lớn và có kích thước từ 6 – 10mm. Chúng có độ bền cao, khả năng hấp thụ lớn, phạm vi tác dụng lớn và giá thành thấp. Một số vật liệu hấp thụ thường dùng như than hoạt tính, silicagel, zeolit,… Tùy theo tính chất và đặc trưng từng loại khí thải mà chọn vật liệu hấp thụ thích hợp.
- Thiết bị hấp thụ: phải có kích thước chứa đủ chất hấp thụ. Phải đảm bảo vận tốc di chuyển từ 0,1 – 0,5 m/s.
Ứng dụng của phương pháp hấp thụ xử lý khí thải:
- Xử lý khí thải ô nhiễm;
- Xử lý khí thải SO2, HCl, H2S, HF, Cl2, Nox,…;
- Thu hồi các chất để tái tuần hoàn nước thải, hóa chất;
- Thích hợp để xử lý nguồn thải có lưu lượng lớn.
4. Ưu điểm của tháp hấp thụ xử lý khí thải
Ứng dụng tháp hấp thụ xử lý khí thải có nhiều ưu điểm sau:
- Đối với chất khí có khả năng hòa tan tốt thường có hiệu suất xử lý cao
- Được ứng dụng đối với nguồn khí có lưu lượng lớn và nhiệt độ thấp
- Khả năng vận hành đơn giản, dễ sửa chữa và bảo hành hệ thống
- Dung dịch hấp thụ rẻ, dế kiếm và có khả năng hoàn nguyên
Nếu Quý khách có nhu cầu xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ hãy liên hệ theo Hotline: 0938 857 768. Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ bố trí nhân sự khảo sát thực tế và lên phương án thiết kế, thi công hệ thống xử lý khí thải phù hợp.