Vì sao cần phát triển công nghệ xử lý nước thải mới

Mặc dù việc áp dụng các công nghệ để xử lý nước thải tiêu tốn nhiều năng lượng, không ổn định, cần chi phí và hiệu quả xử lý chưa cao. Nhờ những tiến bộ khoa học mà nhiều kỹ thuật xử lý tiên tiến hơn làm tăng khả năng loại bỏ các thành phần ô nhiễm, giảm chi phí vận hành và loại bỏ chất thải thứ cấp. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề Vì sao cần phát triển công nghệ xử lý nước thải mới qua bài viết dưới đây.

Vì sao cần phát triển công nghệ xử lý nước thải mới

1. Vì sao phải ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải mới?

So với các công nghệ truyền thống thì những giải pháp mới sẽ mang lại những lợi ích dưới đây:

  • Giúp tăng hiệu quả xử lý, giảm chi phí vận hành và bảo trì hệ thống để chống các sự cố như bám bẩn, ăn mòn, lắng cặn hoặc tốn nhiều năng lượng.
  • Bản chất của nước thải từ các ngành công nghiệp khá phức tạp chứa nhiều hóa chất độc hại, chất hữu cơ khó ăn mòn, muối vô cơ, vi sinh gây bệnh, dầu mỡ và kim loại nặng.
  • Phát triển và hoàn thiện các nhiều phương pháp thân thiện với môi trường với khả năng loại bỏ chất ô nhiễm thứ cấp, chất không thể phân hủy hoặc sự hình thành bùn.
  • Những hệ thống tích hợp chứng tỏ sự ổn định, hoạt động lâu dài.
  • Tăng cơ hội sử dụng hoặc thu hồi các sản phẩm có giá trị từ nước thải như năng lượng, kim loại quý hiếm, phân bón mà không tác động nhiều đến môi trường và hệ sinh thái.

2. Một số công nghệ mới trong xử lý nước thải

2.1. Các giải pháp xử lý sinh học mới

Công nghệ AGR:

  • Kỵ khí cần ít năng lượng, khả năng chuyển chất ô nhiễm hữu cơ thành khí metan, ít chất dinh dưỡng và tạo ra ít bùn thải. Còn giai đoạn hiếu khí chuyên XLNT ở nhiệt độ và nồng độ ô nhiễm cao vì quá trình phân hủy sinh học nhanh.
  • Và công nghệ hạt hiếu khí (AGR) ra đời giúp ổn định nước thải hơn, cấu trúc nhỏ gọn, khả năng lắng tốt, duy trì mật độ sinh khối tối ưu và thích ứng với nhiều chất nhiễm khác nhau.
  • Công nghệ AGR yêu cầu diện tích nhỏ hơn, chi phí thấp, khả năng loại bỏ nhiều chất dinh dưỡng nên nó thường ứng dụng để xử lý nước thải giặt là, nhà máy sữa,…

Tích hợp công nghệ MBR-MBBR:

  • Mặc dù MBR cho ra chất lượng nước vượt trội, lượng bùn thấp hay SBR hoạt động đơn giản, tính linh hoạt cao nhưng lại bị hạn chế về tính ổn định và độ tin cậy cũng như hiệu suất xử lý của VSV.
  • Vì vậy việc tích hợp công nghệ MBBR-MBR giúp khắc phục được những hạn chế trên. Hệ thống này giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn nitrat hóa và khử nito trong môi trường độc hại, nước thải có độ mặn cao.
  • Sử dụng hệ thống mạnh mẽ với màng sinh học tích hợp và lọc màng giúp loại bỏ hàm lượng lớn chất thải ô nhiễm như COD, BDD, MLSS, N, P,…
  • Nó thường ứng dụng để xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ ở nhiệt độ cao để chuyển các hợp chất H – C – N thành H2O, nito và CO2 thông qua quá trình oxy hóa.
  • Đây là kỹ thuật XLNT xanh, thân thiện với môi trường và không tạo ra bất kỳ chất ô nhiễm nào.
  • SCW với khả năng hòa tan các thành phần sinh khối hữu cơ. Ưu điểm của nó là khả năng tạo ra năng lượng thông qua quá trình sục khí.
  • Các tiêu chí ảnh hưởng đến quy trình xử lý với các thông số về nhiệt độ, chất dinh dưỡng và chất xúc tác được sử dụng.

2.2. Vi điện phân

  • Chủ yếu XLNT có nồng độ cao, chứa nhiều polyme hữu cơ, muối và chất làm sạch hóa học như xử lý nước thải xi mạ.
  • Điện phân là sự kết hợp giữa quá trình oxy hóa – khử, điện hóa, hấp phụ vật lý, keo tụ với các giai đoạn xử lý như đổi màu, cải thiện keo tụ, oxy hóa hữu cơ và tăng khả năng phân hủy sinh học.
  • Vi điện phân thường kết hợp với các công nghệ khác như xử lý sinh học, đông tụ và oxy hóa để tối ưu hóa hiệu quả xử lý.

2.3. Công nghệ tách màng (MST)

  • Có hiệu quả xử lý các hợp chất hữu cơ, vô cơ ra khỏi nước thải với yêu cầu diện tích nhỏ hơn, năng suất xử lý cao, ổn định mang lại tính kinh tế.
  • Màng áp suất được phân thành màng thẩm thấu ngược, lọc nano, siêu lọc và vi lọc. Trong đó vi lọc và siêu lọc có khả năng XLNT nhiễm dầu còn màng RO và nano được ưa chuộng hơn trong XLNT các ngành công nghiệp.
  • Thách thức lớn nhất đối với các màng là độ ổn định kém, bám bẩn và tuổi thọ màng ngắn. Để khắc phục những thách thức này màng lọc phải được làm sạch bằng cách rửa ngược, dùng hóa chất và xả khí để duy trì hiệu suất.

Nếu như bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, hiện đại và áp dụng nhiều công nghệ mới thì hãy gọi ngay Hotline 0938.857.768 để được Công ty xử lý nước thải tư vấn miễn phí!