Công nghệ mới xử lý nước thải hiệu quả

Xúc tác quang năng lượng mặt trời, pin nhiên liệu sinh học, thủy phân nhiệt là 3 công nghệ mới trong lĩnh vực xử lý nước thải cho thấy hiệu suất xử lý cao với chi phí tốt.

Khi khối lượng nước thải tăng cao do dân số thế giới bùng nổ, việc xử lý nước thải trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Không chỉ tìm ra phương pháp xử lý ít tác động đến môi trường mà còn phải lựa chọn công nghệ hiệu quả, tính bền vững cao hơn.

Trong những bài trước, chúng tôi có điểm qua nhiều công nghệ quen thuộc như xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR, quy trình bùn hoạt tính, AAO, MBR, SBR,… thì hôm nay Hợp Nhất sẽ giới thiệu thêm 3 công nghệ xử lý mới nhất.

Công nghệ mới xử lý nước thải hiệu quả

1. Công nghệ thủy phân nhiệt

Nước thải thường chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn nên sẽ tạo áp lực đối với những hệ thống xử lý sinh học, để giải quyết thách thức này, người ta phát triển quy trình thủy phân nhiệt làm sạch nước vừa tạo ra khí nhiêu liệu để sử dụng chất xúc tác để phân hủy chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành khí đốt.

Mục đích xử lý giảm chất thải và tăng cường sản xuất khí sinh học.

Xử lý thủy nhiệt đóng vai trò làm chất phản ứng quan trọng sử dụng nước tới hạn hoặc siêu tới hạn để chuyển bùn thải thành sản phẩm cuối cùng có giá trị trong điều kiện không có oxy tự do.

Nếu như những HTXLNT truyền thống phải xử lý lượng lớn bùn thải trong quá trình XLNT công nghiệp thì những nhà máy áp dụng công nghệ thủy phân nhiệt coi nước thải là nguồn năng lượng có giá trị.

Sau khi nước thải được xử lý và bùn thu gom thì quá trình sản xuất khí sinh học hoạt động ở nhiệt độ từ 160 – 165 độ C.

Những nhà máy thủy phân nhiệt đòi hỏi không quá lớn và cung cấp lượng lớn nước thải mỗi ngày để sản xuất khí sinh học.

2. Pin nhiên liệu sinh học

Sử dụng vi khuẩn để làm sạch nước, điều quan trọng những sản phẩm phụ từ việc tiêu thụ bùn thải của vi khuẩn là các điện tử tích điện có thể chuyển đổi thành điện năng.

Đây là công nghệ đầy hứa hẹn để giảm thiểu ô nhiễm, loại bỏ hoặc thu hồi kim loại nặng. Nó là hệ thống điện hóa sinh học sử dụng hoạt động xúc tác của VSV trong màng sinh học để oxy hóa hợp chất hữu cơ, vô cơ bằng dòng điện.

Quy trình loại bỏ kim loại nặng trải qua các cơ chế khác nhau như hấp thụ, tích lũy sinh học, kết tủa hóa học hoặc khử điện hóa. Trong khi đó, MFC xử lý nước thải kim loại nặng như Cr, V, Cu của pin nhiên liệu vi sinh với tiềm năng oxy hóa khử cao.

Về nguyên tắc, các VSV kỵ khí hình thành màng sinh học hoạt tính làm chất xúc tác trong MFC để thu năng lượng từ chất hữu cơ tồn tại trong nước thải.

Cấu hình của hệ thống MFC gồm cực dương sinh học, buồng cực âm sinh học ngăn cách bởi màng trao đổi proton. Việc sản xuất điện trực tiếp từ chất nền cho phép việc vận hành hiệu quả ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Chúng có khả năng sản xuất điện, tạo ra khí hydro sinh học phân phối cho các HTXLNT.

3. Công nghệ xúc tác quang năng lượng mặt trời

Một trong những trở ngại lớn nhất đối với XLNT là tìm cách xử lý bùn thải, do đó mà xử lý bằng xúc tác quang năng lượng mặt trời giúp giảm lượng bùn đến 80% so với các hệ thống khác.

Trong khi đó, nhiều công nghệ mới như màng lọc, điện hóa hay bể phản ứng sinh học màng MBR nhưng không may chúng gặp phải những vấn đề như mức độ phức tạp, chi phí vận hành cao, phản ứng lâu.

Những quy trình xử lý bao gồm phân hủy oxy hóa bằng chiếu xạ mặt trời là phản ứng tổng hợp thường kết hợp cùng hydrogen peroxide làm giảm lượng cacbon trong bùn thải.

Công nghệ này chủ yếu xử lý TiO2 trong nước thải công nghiệp đặc biệt xử lý nước thải nhà máy giấy, dệt nhuộm, hóa chất hiệu quả về năng lượng và mức tiêu thụ hóa chất.

Ngoài ra, bạn có thể xử lý nguồn thải của mình bằng các hệ thống xử lý tự nhiên cho phép chất rắn và vi khuẩn lắng, bị giữ lại trong các bộ lọc tự nhiên.

Nếu như bạn cần tư vấn công nghệ xử lý nước thải, bảo trì hệ thống xử lý nước thải cho doanh nghiệp thì hãy gọi trực tiếp với Congtyxulynuocthai.vn qua Hotline 0938.857.768.