Vai trò của hệ thống xử lý nước thải vi sinh

Hệ thống xử lý nước thải vi sinh là tập hợp gồm nhiều VSV khác nhau nhưng chúng có vai trò không thể thiếu trong các quy trình XLNT trong môi trường tự nhiên và nhân tạo.

Hệ thống vi sinh vật kỵ khí XLNT

Xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình thường ưu tiên sử dụng bể tự hoại vì tính linh động, nhỏ gọn và dễ hoạt động. Thường ứng dụng trên quy mô nhỏ, bể tự hoại dựa vào hoạt tính của vi khuẩn yếm khí giúp phân hủy chất hữu cơ và đưa chất rắn lắng xuống đáy. Các chất thải được đưa ra bể tự hoại và thấm dưới lòng đất.

Vi sinh vật trong xử lý nước thải kỵ khí chủ yếu phân hủy chất hữu cơ từ protein, lipid và cellulose thành hợp chất đơn giản hơn thông qua quá trình trao đổi chất. Và kết quả từ quá trình xử lý này gồm axit hữu cơ, rượu cùng nhiều hợp chất đơn giản khác.

Ngoài ra, khí metan tạo ra trong bể bùn có thể được tận dụng triệt để làm chất đốt cháy thay thế nhiên liệu hoặc khí gas trong sinh hoạt hằng ngày.

Hệ thống vi sinh vật hiếu khí xử lý nước thải

Quá trình xử lý này được xem là có hiệu quả và đóng góp vào sự ổn định nền kinh tế cho nhiều doanh nghiệp. Kể từ khi được phát hiện cách đây 100 năm vào năm 1914, quy trình bùn hoạt tính được sử dụng rộng rãi nhất trong việc xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Đó là hệ thống được thiết kế và thi công có sự hỗ trợ của quần thể VSV mong muốn. Các bông bùn hoạt tính phát triển để chuyển hóa nhanh chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học thành hợp chất đơn giản như cacbon dioxide và sinh khối mới.

  • VSV tác động lớn đến sự ổn định và hiệu suất của hệ thống xử lý nước thải.
  • Quần xã sinh vật bùn hoạt tính có sự đa dạng lớn chứa nhiều vi rút, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, nấm, tảo.
  • Trong các hệ sinh thái phức tạp, vi khuẩn chiếm 95% tổng số vi khuẩn và trở thành một phần quan trọng trong xử lý nước thải.
  • Để giải quyết nước thải khó xử lý hoặc khó phân hủy sinh học cần phát triển và duy trì quần thể VSV thích nghi, phù hợp trong bùn hoạt tính.
Vai trò của hệ thống xử lý nước thải vi sinh
Vai trò của hệ thống xử lý nước thải vi sinh

Yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống xử lý nước thải vi sinh

Hệ thống xử lý nước thải vi sinh thường rất nhạy cảm với những sự thay đổi của môi trường. Do đó cần kiểm soát và quản lý sự phát triển của VSV để phân hủy nhanh chất hữu cơ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

Cân bằng mức oxy

Trong giai đoạn xử lý thứ cấp và xử lý bậc 3 thì oxy là một yếu tố quan trọng, là chất nhận điện tử trong quá trình phân hủy chất hữu cơ. Oxy được cung cấp từ các máy bơm hoặc máy thổi khí trong bể xử lý nước thải sục khí.

Trong xử lý bậc 3, việc loại bỏ chất hữu cơ chủ yếu diễn ra trong bể lắng. Đó là quá trình hiếu khí phụ thuộc vào sự khuếch tán oxy nên phân hủy hết chất hữu cơ trong nguồn nước.

Điều chỉnh nồng độ pH

Nước thải có tính axit sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến cơ chế hoạt động của VSV. Nồng độ pH quá cao hoặc quá thấp đều tác động đến khả năng diệt vi khuẩn, lắng đọng chất hữu cơ do không bị phân hủy. Do đó, nồng độ pH thích hợp nhất thường ở mức 7 là hợp lý nhất. Trong quá trình nitrat hóa xử lý thứ cấp thì yêu cầu nồng độ pH dao động từ 6 – 9.

Sự biến động của nhiệt độ

Quần thể vsv đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ vì nhiệt độ làm tăng tính lưu động dẫn đến sự phân ly của tế bào. Nhiệt độ phải được kiểm soát một cách chính xác để tối đa hóa hiệu quả quá trình phân hủy chất ô nhiễm và duy trì khả năng thích nghi của vsv trong nước thải.

Liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được Công ty chuyên xử lý môi trường Hợp Nhất hỗ trợ các dịch vụ xử lý nước thải chất lượng và uy tín nhất!