Top 3 cách xử lý nước thải thủy sản tiêu biểu nhất

Xử lý nước thải thủy sản bằng công nghệ, cách nào để vừa loại bỏ được các thành phần ô nhiễm vừa tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư và vận hành hệ thống? Dưới đây là 3 công nghệ xử lý nước thải tiêu biểu nhất, bạn có thể tham khảo qua để ứng dụng xử lý nguồn thải thủy sản tốt hơn.

Cách xử lý nước thải chế biến thủy sản

1. Nguồn gốc và đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản

Các công đoạn phát sinh nước thải thủy sản:

  • Nước thải từ khâu giết mổ.
  • Nước thải từ khâu sơ chế.
  • Nước thải từ khâu chế biến.

Quy trình chế biến nước thải thủy sản

Quy trình chế biến thủy sản
Quy trình chế biến thủy sản

Mức độ ô nhiễm của nước thải thủy sản phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Nguyên liệu đầu vào.
  • Quy trình chế biến.
  • Công nghệ chế biến.

Đặc trưng của nước thải thủy sản

  • Chứa nhiều dầu mỡ.
  • Chứa nhiều chất thải rắn.
  • Nước thải có độ màu cao.
  • Phát sinh mùi hôi đặc trưng.

Đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Nồng độ nước thải đầu vào

QCVN 11-MT:2015/BTNMT

Chế biến tôm

Chế biến cá da trơn

Thủy sản hỗn hợp

Cột A

Cột B

01

pH

6,5 – 9

6,5 – 7

6,5 – 9

6 – 9

5,5 – 9

02

TSS

mg/l

100 – 300

500 – 1.200

50 – 194

50

100

03

BOD

mg/l

500 – 1.500

500 – 1.500

391 – 1.534

30

50

04

COD

mg/l

800 – 2.000

800 – 2.500

694 – 2.070

75

150

05

T – N

mg/l

50 – 200

100 – 300

30 – 100

30

60

06

T – P

mg/l

100 – 180

50 – 100

3 – 50

10

20

07

Dầu mỡ

mg/l

250 – 830

24 – 100

10

20

2. Áp dụng quy trình xử lý nước thải thủy sản hiện đại

Nước thải thủy sản nếu dùng công nghệ quy mô công nghiệp yêu cầu kỹ thuật, tần suất xử lý hiệu suất cao với chu trình khép kín, hiện đại. Các công nghệ hiện đại hỗ trợ tích cực cho việc loại bỏ nhiều tạp chất phức tạp, hóa chất độc hại.

Ngày nay, ngoài ứng dụng lọc nước, công nghệ màng đã chứng minh khả năng xử lý vượt trội với hiệu quả tách bỏ chất rắn, loại bỏ chất hữu cơ, vô cơ lớn.

Các giá thể vi sinh lơ lửng tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật tiếp xúc thuận lợi với chất hữu cơ. Vi sinh chứa trong bể bùn hoạt tính giữ vai trò chuyển chất hữu cơ phức tạp thành chất vô cơ đơn giản, không độc hại.

Nguồn nước trải qua nhiều giai đoạn xử lý, từ bể lắng đến khu vực khử trùng bằng hóa chất. Đặc biệt, nhờ công nghệ hiện đại mới mà nước sau xử lý không chỉ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà còn tái sử dụng cho nhiều mục đích khác.

Khi chuyển sang những công nghệ này, chủ dự án cần tìm hiểu kỹ các kỹ thuật quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải để mang lại hiệu suất cũng như rút ngắn thời gian xử lý.

Quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản
Quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản

3. Xử lý bằng giải pháp ao sinh học

Đa phần, người nuôi trồng thủy sản lựa chọn giải pháp này khá rộng rãi. Phần vì chi phí tương đối thấp, mặc khác dễ thực hiện, dễ sửa chữa, thay thế và áp dụng cho nhiều khu vực, địa phương, thích ứng nhanh với mọi điều kiện thời tiết, khí hậu.

Nguyên tắc hoạt động của ao sinh học diễn ra nhờ xử lý sinh học bởi quần thể vi sinh vật trong nguồn thải như vi sinh vật kỵ khí – hiếu khí – thiếu khí. Đồng thời, người ta còn tận dụng các loài thủy sinh như cá rô phi, nghêu, sò để loại bỏ chất cặn bẩn hoặc trồng thêm nhiều mảng thực vật dạng nổi/chìm để hấp thụ hết chất ô nhiễm, kim loại nặng, dung môi.

Ao lắng đóng vai trò quan trọng trong các chu trình xử lý nước thải. Nguồn nước đầu vào xử lý sơ bộ thì quá trình chuyển hóa trong ao lắng càng cao, nước thải được làm sạch càng nhanh. Thiết kế ao lắng khá đơn giản để giữ lại cặn lắng, chất hữu cơ cũng như tạo môi trường lý tưởng cho quần thể vi sinh vật phát triển trong ao nuôi.

Điều kiện để áp dụng công nghệ ao sinh học đòi hỏi phải có diện tích xây dựng đủ lớn. Một điểm khác cần lưu ý thời gian xử lý khá lâu vì đòi hỏi các quá trình chuyển hóa diễn ra hoàn toàn. Vì thế, đây sẽ là căn cứ quan trọng để người nuôi lựa chọn giải pháp xử lý nước thải phù hợp.

Xử lý nước thải thủy sản bằng ao sinh học

4. Công nghệ Biofloc xử lý nước thải thủy sản chất lượng không?

Ngoài các công nghệ truyền thống, một lựa chọn khác cũng khá tốt để lựa chọn là Biofloc được chuyển giao từ Israel. Không giống như vi sinh vật hiếu khí – kỵ khí, người ta phát triển khả năng xử lý nước thải của vi khuẩn dị dưỡng. Để duy trì cần cung cấp nguồn cacbon từ bên ngoài như mật rỉ đường trong ao nuôi khi nước ở trạng thái thường.

Vai trò của vi khuẩn dị dưỡng chuyển hóa chất hữu cơ dư thừa thành sinh khối mới. Với những ao nuôi có nồng độ nitơ lớn thì chỉ cần cung cấp thêm nguồn cacbon thì có thể duy trì tốt môi trường sống của vi khuẩn trong thời gian dài. Tỷ lệ lý tưởng nhất thường C:N:4:1. Khi các yếu tố môi trường được cân bằng thì vi khuẩn dị dưỡng phát triển mạnh, lấn át cả tảo, làm sạch nước giúp hạn chế nguồn chất thải phát sinh mới.

Công nghệ Biofloc xử lý nước thải thủy sản

Mặc dù khá mới nhưng công nghệ này an toàn, đảm bảo quá trình xử lý sinh học, tiết kiệm tối đa chi phí xử lý, vận hành.

Khi môi trường bị nhiều yếu tố tác động thì chúng ta cần hành động ngay để ngăn chặn cũng như giảm thiểu chất thải nguy hại. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cần thiết kế hệ thống xử lý nước thải với công nghệ, phương án thi công, lắp đặt đạt chuẩn nhất.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Quý Doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 hoặc để lại thông tin trên website congtyxulynuocthai.vn để nhận hỗ trợ!

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp