Top các giải pháp bảo vệ môi trường ở 10 quốc gia

Để BVMT, các quốc gia lớn trên thế giới đã áp dụng những giải pháp nào để vừa hạn chế ô nhiễm, vừa nâng cao chất lượng sản xuất trong công nghiệp? Mời các bạn cùng tham khảo top các giải pháp bảo vệ môi trường ở 10 quốc gia.

Giải pháp bảo vệ môi trường ở các quốc gia
Giải pháp bảo vệ môi trường ở các quốc gia

1. Giải pháp bảo vệ môi trường (BVMT) ở Paris (Pháp)

  • Lắp đặt hệ thống đo lường mức độ ô nhiễm.
  • Hạn chế các phương tiện giao thông.
  • Ban hành hệ thống Crit Air phân phương tiện giao thông thành 5 cấp độ khác nhau về tác động môi trường.
  • Dự kiến đến năm 2024 sẽ ngưng xe chạy bằng diesel.
  • Mở rộng hệ thống tàu điện ngầm, xe buýt và xe đạp.
  • Duy trì và tổ chức nhiều chương trình, dự án xanh.
  • Tăng cường thu gom và phân loại rác tại nguồn.
  • Cải tạo 7 quảng trường lớn trong thành phố với mạng lưới tàu điện ngầm tại khu vực vành đai.
  • Phát triển hệ thống truyền thông ô nhiễm mang tên Airparif.
Tăng cường thu gom và phân loại rác thải
Tăng cường thu gom và phân loại rác thải

2. Giải pháp bảo vệ môi trường ở Mỹ

  • Xây dựng nhiều đạo luật về môi trường.
  • Là quốc gia khởi xướng phong trào Ngày Trái Đất vào năm 1970.
  • Tham gia vào nhiều chiến lược hợp tác liên quan đến các thỏa thuận bảo vệ tầng ozon, bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm sử dụng hóa chất độc hại.
  • Đầu tư 1 tỷ đô la để cung cấp nước sạch cho người nghèo.
  • Tham gia vào nhiều chiến lược liên quan đến cung cấp nguồn năng lượng sạch, than sạch, giảm phụ thuộc năng lượng hóa thạch, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo.
  • Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường toàn diện và hiệu quả.
  • Là cầu nối quan trọng để định hướng các quốc gia khác giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường.
  • Phát triển bền vững với nhu cầu về năng lượng hiện đại, nước sạch và vệ sinh.
Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo
Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo

3. Giải pháp tái chế ở Na Uy

  • Là quốc gia có tỷ lệ tái chế nhựa đến 97%.
  • Phát triển mạnh hệ thống phương tiện chạy bằng điện giảm ô nhiễm.
  • Tài nguyên thiên nhiên được quản lý hiệu quả hơn.

4. Singapore và cách BVMT

  • Phát triển mạnh môi trường sinh thái và giao thông thân thiện với môi trường.
  • Coi nhiệm vụ BVMT là chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.
  • Hệ thống giao thông công cộng bền vững và thân thiện với môi trường.
  • Tăng cường tái chế chất thải để giảm chi phí nhập khẩu.
  • Tăng cường giáo dục gắn liền với chương trình liên quan đến môi trường.
Bảo vệ môi trường ở singapore
Bảo vệ môi trường ở Singapore

5. Thụy Sĩ

  • Dẫn đầu các quốc gia trên thế giới về khả năng tái chế xanh.
  • Có nguồn năng lượng xanh dồi dào.
  • Phát triển hệ thống xe buýt chạy bằng năng lượng gió và nước.
  • Có nhiều quy định chặt chẽ về môi trường như trồng cây xanh, phát triển kiến trúc thân thiện với môi trường,..
  • Phát triển hệ thống xử lý rác đặc biệt

6. BVMT ở Hà Lan

  • Ở Amsterdam cấm ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel.
  • Phát triển du lịch gắn liền với BVMT bằng cách giảm rác thải nhựa.
  • Có đến 60% người dân sử dụng xe đạp để giảm thiểu các tác nhân đến môi trường.
  • Số lượng cây xanh khổng lồ với các tuyến đường chỉ dành riêng cho động vật hoang dã.
  • Thị trấn Houten không sử dụng ô tô mà chuyển sang sử dụng xe đạp.
  • Xây dựng và lắp đặt nhiều trạm sạc xe ô tô điện.
Sử dụng xe đạp
Sử dụng xe đạp

7. Úc

  • Các trang trại nông nghiệp có khu vực riêng cho bao nilon và chai thuốc trừ sâu.
  • Các nhà hàng sẽ bị phạt hoặc đóng cửa nếu không dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, và phải có hệ thống xử lý nước thải.
  • Xây dựng nhiều quy định về phát triển và đe dọa từ các loài, quản lý tài nguyên nước, chất thải, chất độc hại nguy hiểm,..
  • Áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm đất, không khí và nước cho người gây ô nhiễm.
  • Đánh thuế với ngành công nghiệp thải ra 25.000 tấn CO2/năm.
  • Tăng cường tái chế chất thải mang lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo BVMT tối ưu.

8. Đan Mạch tái chế để BVMT

  • Giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách xây dựng nhà máy điện đốt rác lớn nhất thế giới.
  • Thu hồi và tái chế rác thải hiệu quả.
  • Phát triển công nghệ xanh.
  • Phát triển xanh kèm với hoạt động du lịch với các dự án đầu tư xanh.
  • Xây dựng môi trường sạch bằng cách tăng cường dùng năng lượng tái sinh trong sản xuất.
  • Chính phủ đưa ra nhiều chính sách tích cực hướng đến xây dựng nền kinh tế xanh.
  • Đánh thuế vào dịch vụ công và tái đầu tư vào công nghệ tái sinh, tái chế chất thải với quy mô lớn.
tái chế rác thải
Tái chế rác thải

9. Brazil phát triển nhiên liệu

  • Phát triển nhiên liệu sinh học.
  • Hệ thống xe buýt lớn và rẻ nhất thế giới.
  • Gần 70% dân số ở đây đi làm bằng phương tiện công cộng.

10. New Zealand

  • Các hãng hàng không loại bỏ đồ nhựa dùng một lần.
  • Ban hành luật về biến đổi khí hậu và chuyển sang nền kinh tế ít phát thải.
  • Thành lập quỹ đầu tư xanh với khoản chi phí 100 USD.
  • Bảo vệ và tăng cường đa dạng sinh học

Trên đây là một số thông tin về các giải pháp bảo vệ môi trường ở 10 quốc gia tiêu biểu. Với tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay các quốc gia trên thế giới không ngừng bắt tay vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài, Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất rất hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp từ bạn đọc để nội dung bài viết được hoàn thiện tốt hơn. Các bạn có thể truy cập vào mục TIN TỨC của chúng tôi để thường xuyên theo dõi các bản tin về môi trường.

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp