Tăng cường xử lý kháng sinh trong nước

Kháng sinh là thành phần phổ biến trong nước thải. Kháng sinh bắt nguồn từ nước thải y tế phục vụ cho quá trình khám, chữa bệnh của con người. Thế nhưng trong thời gian vài năm trở lại đây, nhiều nguồn tiếp nhận bị ô nhiễm nặng nề vì xả thải chưa đảm bảo tiêu chuẩn.

hethongxulynuocthai sẽ chia sẻ tới bạn đọc chi tiết về vấn đề này!

Những con sông nhiễm kháng sinh nghiêm trọng

Sông Thames ở nước Anh hiện có nồng độ kháng sinh vượt quá ngưỡng quy định. Nguồn gốc xuất xứ của các loại này được phát hiện từ các loại thuốc sử dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh. Được mệnh danh là con sông sạch nhất châu Âu, nhưng Thame cũng bị nhiễm 5 loại kháng sinh với mức ô nhiễm rất lớn.

Còn ở sông Danube ở Áo, người ta đo đạc và phân tích tìm thấy 7 loại kháng sinh. Đặc biệt người ta còn tìm thấy thuốc clarithromycin chữa bệnh viêm phổi và cầu khuẩn. Được biết, nồng độ cao gấp 4 lần mức an toàn cho phép.

Ô nhiễm kháng sinh được tìm thấy xuất hiện tần suất dày đặc tại nhiều con sông ở châu Phi và châu Á. Vì điều kiện và mức sống thấp, người ta không thể sử dụng công nghệ xử lý phù hợp nên cách họ thường dùng nhất là đổ thẳng chất thải xuống sông.

Đặc biệt nghiêm trọng nhất khiến động vật và sinh vật dưới nước phải tiếp xúc với ô nhiễm trong thời gian dài. Ở Kenya, vì mức độ ô nhiễm quá lớn khiến cá trên sông không thể sống sót.

WHO khuyến nghị tăng cường xử lý kháng sinh

Vì ô nhiễm kháng sinh tác động rất lớn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, WHO khuyến nghị cần tăng cường xử lý nước thải với các mục tiêu:

  • Các quốc gia phải đảm bảo việc quản lý nước thải phù hợp với kế hoạch phát triển trong các lĩnh vực như y tế, công nghiệp.
  • Khuyến khích các hộ gia đình tiếp cận với nhiều dịch vụ vệ sinh, tăng cường xử lý bùn và tái sử dụng an toàn.
  • Tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh và tăng cường quản lý chất thải trong các cơ sở y tế.
  • Các cơ sở chế biến thực phẩm cần cải thiện, quản lý nguồn thải trong sản xuất, giảm thiểu sử dụng quá nhiều kháng sinh, chất bổ sung hóa học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
  • Các cơ sở sản xuất thuốc kháng sinh cần giảm việc xả thải vào nguồn nước, nỗ lực và tăng cường giảm thiểu ô nhiễm.

Tăng cường xử lý kháng sinh trong nước

Ứng dụng công nghệ MBR để loại bỏ kháng sinh

Đặc trưng nguồn thải

Kháng sinh tồn tại trong nước dưới dạng hợp chất bền và không phân hủy. Do đó dư lượng thuốc kháng sinh còn lưu lại trong nước thải và bùn thải lớn. Nguồn tiếp nhận vì thế lưu giữ nhiều chất độc mới khiến môi trường và hệ sinh thái bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đây cũng là điều kiện để hình thành thêm nhiều loại VSV gây hại nguy hiểm hơn.

Kháng sinh không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn xâm nhập vào cơ thể con người gây ra nhiều căn bệnh về nội tiết, ung thư,… hoặc biến đổi giới tính ở cá. Đối với các quy trình xử lý nước thải y tế hiện nay lại không đáp ứng nhu cầu loại bỏ chất ô nhiễm.

Ở nước ta, chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá chất lượng nước sau xử lý liên quan đến các chỉ tiêu như pH, COD, BOD, NH4, kim loại nặng,… nhưng chưa có giải pháp đặc trưng liên quan đến thuốc kháng sinh.

Công nghệ MBR

Do đó, MBR chính là giải pháp môi trường mới mang lại nhiều lợi ích to lớn. Với sự kết hợp giữa giai đoạn xử lý bằng phương pháp sinh học và công nghệ màng lọc đã chứng minh việc làm sạch nước và khử cặn hiệu quả. Nhờ cấu tạo sợi rỗng có kích thước nhỏ mà nó có thể giữ lại nhiều chất lơ lửng, vi khuẩn, vi rút, chất hữu cơ trên bề mặt.

Trong thời gian tới, người ta sẽ phát triển và cải tiến màng MBR với nhiều tính năng vượt trội hơn trong việc loại bỏ thuốc kháng sinh trong nguồn thải.

Việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải sẽ giúp các đơn vị giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến chất thải ô nhiễm. Để tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng hệ thống, Quý KH liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!