Dù là nước thải hay nước thô thì cũng cần sử dụng ở một mức độ nào đó, nhất là trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng như hiện nay. Dùng phương pháp nào để xử lý nước thải, nước thô?
Nước ngầm hay nước từ hộ gia đình, cơ sở sản xuất, công nghiệp đã qua sử dụng chứa nhiều chất ô nhiễm khác nhau.
1. Phương pháp xử lý nước thô
Nền tảng để duy trì sự phát triển của xã hội là tăng cường xử lý nước thải, mở rộng khả năng tiếp cận nước sạch, an toàn và sử dụng cho việc tái chế, tái sử dụng nước.
Với nước thải thường trải qua 5 quy trình cơ bản gồm sơ cấp, thứ cấp, cấp ba, khử trùng và xử lý bùn thải. Khi công nghệ ngày càng tiên tiên, nhiều phương pháp mới hứa hẹn mang lại hiệu quả xử lý trong tương lai.
- Khử muối: Vai trò của việc xử lý nước thải nhiễm mặn (khử muối) ngày càng trở nên quan trọng và được coi là phương pháp chính với tiềm năng cung cấp nguồn nước an toàn. Để biến nước nhiễm mặn thành nước ngọt, nhiều nhà máy áp dụng quy trình thẩm thấu ngược và chưng cất nhiều giai đoạn để loại bỏ muối ra khỏi nước.
- Lọc màng: Chủ yếu sử dụng hệ thống màng áp suất để khử độc tố, chất gây ô nhiễm khỏi nước thông qua các quá trình siêu lọc, vi lọc, lọc nano và thẩm thấu ngược.
- Công nghệ chiếu xạ tia cực tím: là giải pháp chuyên dùng để xử lý nước thải công nghiệp được ưa chuộng dùng tia UV để khử vi trùng, vi rút, mầm bệnh. Nhiều hệ thống bắt đầu áp dụng công nghệ này từ TK 20 để làm cho nguồn nước trở nên an toàn dễ tiếp cận hơn thông qua công nghệ chiếu xạ tia cực tím.
2. Hệ thống lọc thẩm thấu ngược xử lý nước
Ngày nay, khi nhắc đến thẩm thấu ngược RO người ta thường nhắc đến chức năng loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong nước. Vậy RO thường loại bỏ những thành phần nào?
2.1. Khoáng chất
- Hệ thống đẩy nước qua màng bán thấm dưới áp suất nên giúp loại bỏ hết các khoáng chất gồm cadium và florua.
- Vì những khoáng chất thường có trọng lượng nặng hơn nước nên chúng dễ bị khử hơn thông qua quá trình thẩm thấu ngược.
2.2. Hóa chất
- Những hóa chất trong nước được loại bỏ bao gồm perchlorate, kháng sinh, dược phẩm khi xử lý không đúng cách còn tích trữ trong nước.
- Ngoài ra, thẩm thấu ngược cũng đồng loạt khử florua, canxi, cadium, chì và mangan.
2.3. Mangan và Canxi
- Mối quan tâm hàng đầu của lọc RO đó là khử khoáng chất có tác động đến sức khỏe người dùng.
- Những kim loại nặng như sắt và mangan được lọc trong hệ thống RO.
- Trong khi đó, những lo ngại về canxi và magie trong nước ngày càng lớn khi chúng tiềm ẩn những tác hại đối với sức khỏe con người như tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, ung thư.
2.4. Độ cứng
- Nước cứng rất giàu canxi, magie có lợi cho sức khỏe nhưng lại gây hại đối với màng RO vì chúng thường gây ra hiện tượng đóng cặn ảnh hưởng nhiều đến màng bán thấm.
- Sắt là khoáng chất dễ đóng cặn nhất nếu không được loại bỏ sẽ dẫn đến việc làm tắt hệ thống.
- Khi màng RO bị hư hỏng dẫn đến hiện tượng rò rỉ khoáng chất cùng nhiều phần tử khác dẫn đến ô nhiễm cục bộ. Do đó người vận hành hệ thống phải kiểm tra thường xuyên.
2.5. Muối
- Muối cũng là khoáng chất khiến việc đóng cặn trở nên nghiêm trọng hơn. Nó chỉ xảy ra khi ion liên kết với nhau dẫn đến sự tích tụ chất rắn tác động đến cơ chế thẩm thấu ngược. Đồng thời nhiệt độ tăng còn ảnh hưởng đến sự tích tụ muối gây ra nhiều vấn đề hơn.
- Vì vậy phải yêu cầu bảo trì thường xuyên để giám sát chất lượng nước ngăn ngừa các vấn đề xảy ra đối với hệ thống RO. Sử dụng chất đóng cặn, hay chất phân tán là cách khử cặn tối ưu nhất.
Việc kiểm tra chất lượng nước rất quan trọng vì thế mà các khu vực phải đảm bảo rằng chất gây ô nhiễm phải được loại bỏ một cách có hiệu quả.
Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất chuyên thiết kế hệ thống xử lý nước thải đô thị và công nghiệp sẽ tạo ra nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật theo đúng quy định. Cần hỗ trợ bất kỳ nhu cầu nào hãy liên hệ ngay Hotline: 0938.857.768
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp