Tổng hợp một số quy trình xử lý nước thải

Mục tiêu chính của xử lý nước thải (XLNT) là biến đổi các tạp chất thành vật liệu an toàn, có thể thải được ra nguồn tiếp nhận mà không tác động tiêu cực đến môi trường. Đồng thời còn phục hồi, tái sử dụng nước thải bằng các quy trình, kỹ thuật để đảm bảo đạt tiêu chuẩn xả thải. Mời các bạn cùng tham khảo một số quy trình xử lý nước thải dưới đây.

Quy trình xử lý nước thải
Quy trình xử lý nước thải

1. Một số quy trình xử lý nước thải

Nước thải được tạo ra từ nhiều nguồn. Sự đa dạng này dẫn đến các thành phần ô nhiễm trở nên phức tạp hơn. Các quy trình XLNT được thiết kế nhằm cải thiện chất lượng nước, đáp ứng các yêu cầu quan trọng về an toàn sau khi xử lý. Mỗi quy trình khác nhau sẽ làm giảm nồng độ chất ô nhiễm, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.

1.1. Quy trình xử lý nước thải truyền thống

Liên quan đến chất lượng, chi phí và thời gian mà nhiều dự án chậm trễ trong việc triển khai thực hiện. Một số tác động khác như biến đổi khí hậu, dân số tăng, lượng mưa giảm cũng làm tăng lượng nước ngầm khai thác.

Và có 3 quy trình được thừa nhận là sự lựa chọn khả thi, bao gồm:

  • Quy trình bùn hoạt tính: phương pháp xử lý truyền thống bao gồm nitrat hóa, khử nito chuyên dùng để XLNT sinh hoạt.
  • Quy trình bùn hoạt tính sục khí mở rộng: được dùng phổ biến với ưu điểm tạo ra ít bùn hơn, giảm chi phí đầu tư và vận hành đáng kể. Đây là giải pháp đáp ứng các tiêu chí lựa chọn trong việc loại bỏ tốt BOD, COD, TSS, chất hữu cơ,… về nhu cầu xả thải.
  • Quy trình ổn định chất thải có mức chi phí thấp nhất vừa đáp ứng tiêu chuẩn môi trường vừa để tái sử dụng nước thải hiệu quả hơn.
Bùn hoạt tính trong xử lý nước thải
Bùn hoạt tính trong xử lý nước thải

Ngày nay, ngoài các biện pháp xử lý bằng hóa chất, người ta bắt đầu chuộng nhiều biện pháp xử lý sinh học nhằm giảm sử dụng hóa chất phù hợp với tiêu chí phát triển xanh.

Việc lựa chọn các quy trình thích hợp cho hệ thống đòi hỏi phải phù hợp với địa điểm và điều kiện. Nhiều vấn đề cần xem xét trong quá trình lựa chọn, gồm:

  • Áp dụng công nghệ cải tiến.
  • Tiêu chí thiết kế hệ thống mới, dễ mở rộng và nâng cấp.
  • Xác định tốc độ dòng chảy và đặc tính nước thải.
  • Xem xét đến tải trọng hữu cơ.

1.2. Một số quy trình xử lý nước thải mới

Quá trình xử lý cũng có thể loại bỏ hoặc trung hòa nhiều chất ô nhiễm, hóa chất độc hại. Về nguyên tắc, XLNT công nghiệp phải được thực hiện trong cùng một hệ thống, tuân thủ các quy định. Ngoài các quy trình truyền thống, gần đây xuất hiện một số quy trình XLNT mới như:

  • Công nghệ biofloc tự dưỡng: được chứng minh có khả năng lọc nước tốt, nước thải có thể được tái sử dụng.
  • Công nghệ thẩm tách điện chuyên dùng để xử lý nước thải rỉ rác hiệu quả trong việc loại bỏ COD, hàm lượng muối và chất hữu cơ.
Công nghệ thẩm tách điện
Công nghệ thẩm tách điện

2. Các đặc tính của nước thải

Hầu hết, thông tin quan trọng đầu tiên đối với thiết kế hệ thống XLNT là cường độ và đặc tính nước thải. Cường độ được biểu thị bằng tải lượng ô nhiễm, được xác định từ nồng độ vật lý, hóa học và sinh học trong nước thải.

Còn đặc tính hay chất lượng nước thải phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước đã qua sử dụng, loại hình công nghiệp cùng các giải pháp xử lý nước thải khác nhau. Ví dụ nồng độ khí hòa tan và VSV thường bị tác động bởi nhiệt độ.

Đặc tính nguồn thải được chia thành:

  • Đặc tính vật lý: hàm lượng chất rắn, chất cặn, chất lơ lửng, chất hòa tan, nhiệt độ, màu sắc, độ đục.
  • Đặc tính hóa học: chất hữu cơ như cacbon, hydro, nito, lưu huỳnh, photpho, sắt,…
Đặc tính của nước thải
Đặc tính của nước thải

3. Mục tiêu xử lý bùn là gì?

Bùn sinh ra tại bể lắng thứ cấp có khối lượng lớn do hàm lượng nước cao và chứa nhiều tạp chất. Mục tiêu của chương trình quản lý giảm hàm lượng bùn và ổn định hàm lượng hữu cơ. Đối với các HTXLNT sinh hoạt thông thường, bùn tạo ra chủ yếu từ bể lắng sơ cấp và bể lắng thứ cấp.

Các nguồn phát sinh bùn chính gồm:

  • Bể lắng sơ cấp.
  • Hỗn hợp từ bể sục khí (bùn sinh học).
  • Bể lắng bùn hoạt tính (bùn thứ cấp/bùn hoạt tính).
  • Bể kết tủa hóa chất (bùn hóa chất).

Mục tiêu của việc xử lý bùn làm giảm hàm lượng nước trong bùn. Vấn đề này đã được chúng tôi đề cập ở bài viết một số quy định về thu gom và xử lý bùn thải!

Và một trong những phương pháp phổ biến nhất là làm đặc hoặc cô đặc chất rắn, khử nước và làm khô. Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ thêm dịch vụ XLNT tại Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0938.857.768

Bộ phận Marketing & Truyền thông