Giải pháp tự nhiên để xử lý nước thải

Bên cạnh các công trình nhân tạo, việc ứng dụng các giải pháp tự nhiên để xử lý nước thải như sử dụng hạt cây chùm ngây hoặc bằng cánh đồng lọc, bãi lọc ngập nước,…cũng được nhiều nơi lựa chọn bởi tính đơn giản, tiết kiệm chi phí và quy trình thực hiên không phức tạp. Vậy hiệu quả của các phương pháp này ra sao, chúng ta hãy cùng tham khảo nội dung bên dưới nhé!

Giải pháp tự nhiên để xử lý nước thải
Giải pháp tự nhiên để xử lý nước thải

1. Các giải pháp xử tự nhiên để xử lý nước thải

Có nhiều giải pháp tự nhiên được ứng dụng vào việc xử lý nước thải. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến.

1.1. Cây chùm ngây xử lý nước thải cà phê tự nhiên

Tại nhiều nơi, nước thải tại cơ sở chế biến cà phê thường xả trực tiếp ra ngoài môi trường nên các chuyên gia nghiên cứu phát triển tiềm năng của hạt cây chùm ngây trong việc cải thiện chất lượng của loại nước thải này.

Việc ứng dụng xử lý nước thải cà phê mang lại những lợi ích kinh tế, giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội. Hệ thống này được đánh giá cao bởi khả năng xử lý cùng với thời gian cần thiết để loại bỏ độ đục và nồng độ COD cao. Nước thải cà phê thường có màu xám hoặc nâu sẫm, nâu xanh nhạt.

Màu tối sẽ ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ, oxy hòa tan, nhu cầu oxy sinh học gây ra bởi các tác nhân hóa học như hydro sulfua, clo tự do, amoniac, phenol, rượu, este, hydrocacbon và tác nhân sinh học như tảo, nấm cùng nhiều vi sinh vật khác.

Hạt cây chùm ngây có khả năng giảm chất thải hữu cơ trong nước, ức chế sự phát triển nhiều VSV, vi khuẩn tạo ra axit giúp nước thải cà phê trở nên trung tính hoặc kiềm. Hiệu quả hấp phụ dựa vào bề mặt, hình thái, sự phân bố kích thước lỗ, độ phân cực, nhóm chức trên bề mặt. Hệ thống này đáp ứng sự phát triển công nghệ XLNT trong tương lai với chi phí thấp và khả năng ứng dụng cao.

Sử dụng hạt cây chùm ngây làm chất đông tụ nước thải giảm đáng kể chất rắn lơ lửng, với quá trình lên men axit béo, tận dụng chất hữu cơ làm năng lượng và nguồn cacbon hữu cơ tổng hợp tế bào mới, hô hấp và khả năng xử lý.

Xử lý nước thải bằng hạt cây chùm ngây
Xử lý nước thải bằng hạt cây chùm ngây

1.2. Sử dụng cánh đồng lọc 

Bên cạnh đó, để xử lý nước thải rỉ rác, nhiều nơi đã tận dụng diện tích đất tại bãi chôn lấp rác để trồng cây có giá trị kinh tế cao như cỏ Vetiver, cỏ voi, cỏ singnal hoặc cây dầu mè. Việc này vừa giúp tận dụng được đất của các bãi chôn lấp rác để làm kinh tế, vừa kết hợp tận dụng xử lý nước rỉ rác để làm nguồn nước tưới dinh dưỡng cho cây, nên giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.

Phương pháp này xử lý chất ô nhiễm dựa vào cơ chế xử lý nước thải trong đất. Qua bộ rễ, phản ứng đồng hóa của thực vật có thể xử lý các chất ô nhiễm có trong nước. Ngoài ra, qua bộ lá, thực vật còn có thể xử lý được khí thải, mùi hôi và khí CO2 có trong nước thải. 

cỏ vertiver xử lý nước thải
cỏ vertiver xử lý nước thải

2. Giải pháp XLNT nhân tạo – xu thế phổ biến 

Ngoài việc xử lý nước thải bằng các giải pháp tự nhiên, việc xây dựng hệ thống xử lý nhân tạo vẫn là phương pháp được được ưu tiên lựa chọn bởi không phải nơi nào cũng phù hợp với cách xử lý tự nhiên và có những loại nước thải phải xử lý bằng công nghệ qua nhiều giai đoạn mới loại bỏ được thành phần ô nhiễm. Do đó cần xác định đúng thành phần ô nhiễm và lựa chọn quy trình phù hợp để đảm bảo an toàn cho nguồn tiếp nhận.

Các phản ứng hóa học từ chất phản ứng, chất xúc tác có tác dụng loại bỏ chất ô nhiễm. Sửa đổi thiết bị phản ứng/tách, sửa đổi quy trình dần được cải thiện và thiết bị hoạt động hiệu quả, thân thiện với môi trường hơn. Nhìn chung, đối với nước thải thông thường, xử lý sơ cấp kết hợp đông tụ/làm sạch bằng phương pháp thông thường đạt yêu cầu xả thải.

Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải

Một số hệ thống được tích hợp nhiều công nghệ 

  • Cân bằng – Bộ hấp thụ – Bể đệm – Bể phản ứng UASB.
  • Hiệu chỉnh pH – Đông tụ/tạo bông – Bộ lọc cát nhanh (cát, antraxit và CNTs).
  • DAF – bể UASB – bể MBR.
  • UF, NF và RO.
  • Bể cân bằng – Tiền xử lý EGSB kỵ khí – Bể thiếu khí – MBR hiếu khí (màng UF).

Kinh nghiệm cho thấy việc loại bỏ amoniac trong vùng đất ngập nước trở thành yếu tố thiết yếu, nitrat hóa bị giới hạn bởi oxy và sục khí tự nhiên. Bằng cách làm cho quá trình của hệ thống ngập nước trở nên hiếu khí, nitrat hóa diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn. Khi đó, diện tích đất xây dựng giảm đáng kể, loại bỏ tốt BOD5, tổng nito từ nước thải đô thị. Những hệ thống thông thường bao gồm bể hiếu khí, kỵ khí và thiếu khí được xây dựng tiếp nối nhau.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn biết thêm một số giải pháp XLNT theo cách tự nhiên. Nếu cần tư vấn thiết kế hệ thống XLNT thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline:  0938.857.768

Bộ phận Marketing & Truyền thông