Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống xử lý nước thải

Tư vấn và thiết kế hệ thống xử lý nước thải với chi phí hợp lý, hiệu quả cao, chất lượng tốt và bền chắc theo thời gian là yêu cầu rất quan trọng.

Và dịch vụ của Hợp Nhất nổi trội bởi đội ngũ kỹ sư công trình nhiều kinh nghiệm, sáng tạo, học hỏi và am hiểu nhiều kiến thức XLNT khác nhau đã hoàn thiện rất nhiều dự án xây dựng hệ thống mới.

Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống xử lý nước thải

1. Các tiêu chí để thiết kế HTXLNT

Trước giai đoạn thiết kế, cần có bước xác định tiêu chí thiết kế hệ thống XLNT. Vì điều này rất quan trọng, chủ dự án sẽ căn cứ vào các yêu cầu cụ thể mà lựa chọn giải pháp tổng thể phù hợp.

Quan trọng hơn, hệ thống được thiết kế phải tổng hợp đầy đủ thông tin về dây chuyền sản xuất, quy mô, nguyên vật liệu sử dụng, hóa chất sử dụng, chất thải đầu ra. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu về quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với từng đối tượng doanh nghiệp khác nhau.

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hệ thống sản xuất quyết định đến chất lượng nước thải có nồng độ thấp hay cao. Hệ thống càng lạc hậu, lỗi thời, cũ thì nước thải lại càng ô nhiễm.

Những hệ thống mới, áp dụng quy trình hiện đại tiên tiến, sử dụng nguồn nhiên liệu sạch thì nguồn thải đầu ra càng sạch.

Đối với nước thải, cần xác định đo nồng độ và xác định các chỉ tiêu liên quan đến nước thải đầu vào như TSS, BOD, COD, hàm lượng kim loại nặng, chất hữu cơ, vô cơ, hóa chất, dung môi,…

Nhờ vậy mà người thiết kế HTXLNT tính toán đến thời gian lưu nước, diện tích các bể xử lý, chiều cao của bể, xác định mật độ vi sinh, tỷ lệ chất dinh dưỡng và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải tương ứng.

2. Tiêu chuẩn thiết kế HTXLNT phù hợp

Mỗi loại nước thải sẽ yêu cầu tiêu chuẩn thiết kế XLNT khác nhau. Vậy tiêu chuẩn thiết kế cho từng nguồn thải phải đáp ứng các yêu cầu nào?

2.1. Đối với nước thải sinh hoạt

  • Với xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình, lắp đặt bể tự hoại phổ biến nhất vì vừa tiết kiệm diện tích vừa tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng. Công nghệ áp dụng thường là bùn hoạt tính truyền thống với khả năng loại bỏ lượng lớn chất thải và hầu như không dùng hóa chất xử lý.
  • Với nước thải sinh hoạt có lưu lượng lớn người ta thường xây mới hệ thống lớn hơn. Thành phần nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn, dễ phân hủy sinh học vì thế người ta thường áp dụng công nghệ sinh học để xử lý. Nhờ công nghệ xử lý tại nguồn mà loại bỏ hết thành phần ô nhiễm, lượng bùn phát sinh ít.

2.2. Đối với nước thải công nghiệp

  • Chủ yếu sử dụng công nghệ kết hợp hóa – lý – sinh chuyên xử lý nước thải mủ cao su, sản xuất giấy, dệt nhuộm, xi măng,…
  • Nhiều công nghệ mới hiện đại, tiên tiến hơn như MBR, MBBR, điện hóa, oxy hóa nâng cao, trao đổi ion,… với khả năng xử lý ưu việt được ứng dụng để loại bỏ hết các thành phần nguy hại, chất rắn lơ lửng,…

2.3. Đối với nước thải y tế

Nước thải này chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn, vi rút gây hại nên phải sử dụng công nghệ mới như màng lọc vi sinh, công nghệ sinh học,…

Dù áp dụng tiêu chuẩn nào thì chất lượng nước sau xử lý phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau.

Vì thế Doanh nghiệp cần tìm đơn vị tư vấn – thiết kế – lắp đặt hệ thống XLNT chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng. Hãy liên hệ ngay Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí và tận tình nhất nhé!