Sự nguy hiểm các loại bụi trong không khí

Có bao nhiêu loại bụi trong không khí ô nhiễm? Phân loại bụi hữu cơ và vô cơ? Cách nhận biết và giải pháp công nghệ xử lý bụi hiệu quả nhất hiện nay. Để ứng dụng phương pháp xử lý bụi trong không khí, điều quan trọng nhất là cần hiểu rõ đặc trưng, tính chất và mức độ độc hại các loại bụi. Vậy có những loại bụi nào đang tồn tại?

Sự nguy hiểm của các loại bụi tỏng không khí
Sự nguy hiểm của các loại bụi tỏng không khí

1. Bụi hữu cơ trong không khí là gì?

Loại bụi này có nguồn gốc từ thực vật và động vật, tiếp xúc với loại bụi này sẽ  gây ra nhiều căn bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính. Các ngành phát sinh bụi hữu cơ nhiều nhất gồm nông nghiệp, dệt may, chế biến bông, xay bột, làm bánh, chế biến gỗ, xưởng cưa.

Hợp chất hữu cơ độc hại VOCs là loại chất hữu cơ lơ lửng trong không khí rất phổ biến hiện nay. VOCs bao gồm dung môi toluen, xylene và xăng thơm. Và Formaldehit là hợp chất phổ biến nhất không màu nhưng có khối lượng nặng. VOCs còn phát sinh từ nhiên liệu đốt như củi, dầu hoặc sản phẩm thuốc lá.

Một số cách phòng ngừa bụi hữu cơ:

  • Xác định nguồn gây ô nhiễm và những thành phần nhạy cảm trong môi trường để cung cấp điều kiện làm việc an toàn cho người lao động.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất gây ô nhiễm với mức độ bụi cao.
  • Giảm thiểu việc tiếp xúc với bụi bằng cách lắp đặt hệ thống thông gió ở chuồng trại, hầm chứa và các khu vực chứa nhiều bụi.
  • Đảm bảo người lao động trang bị đầy đủ đồ phòng hộ, mặt nạ phòng độc, khẩu trang.
  • Lắp đặt, bảo trì và bảo dưỡng thiết bị, hệ thống xử lý khí thải, ứng dụng phương pháp khử bụi hiệu quả.
  • Sử dụng nhiều biện pháp giảm thiểu bụi như phun sương, phun nước.
Ngành chế biến gỗ làm phát sinh bụi hữu cơ
Ngành chế biến gỗ làm phát sinh bụi hữu cơ

2. Bụi trong không khí tồn tại ở dạng vô cơ

Theo những thông tin mà congtyxulynuocthai.vn cập nhật thì bụi vô cơ chủ yếu bụi kim loại như đồng, chì, kẽm, sắt, mangan, các khoáng chất như cát thạch anh, than, chì, amiang hoặc bụi vô cơ nhân tạo như xi măng, thủy tinh,.. Bụi vô cơ chứa nhiều hợp chất hóa học, không chứa cacbon.

Khác với bụi hữu cơ, khi tiếp xúc với bụi vô cơ, con người thường có nguy cơ mắc bệnh phổi amiang do hít phải nhiều sợi nhỏ. Hiện có khoảng 1,3 triệu người công nhân xây dựng và công nghiệp đang tiếp xúc với amiang trong công việc.

Nguy cơ phơi nhiễm amiang có thể xảy ra tại chính ngôi nhà của mình bởi nhiều đồ dùng như gạch lát nền, mền chiếu, keo dán, lò nung, thiết bị, vật liệu cách âm, trần nhà, tấm lợp xi măng, ván lợp,…

Bụi vô cơ đến từ ngành xây dựng
Bụi vô cơ đến từ ngành xây dựng

3. Bụi mịn trong không khí

Bụi PM10 và PM2.5 có kích thước vô cùng nhỏ, chúng dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp, tim mạch và hệ tuần hoàn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, tiếp xúc với bụi mịn quá nhiều khiến hệ thần kinh thoái hóa và não già nhanh hơn.

Đây là loại bụi trong không khí xuất hiện nhiều nhất, khi hàm lượng bụi tăng lên làm không khí trở nên mờ đi và tầm nhìn giảm như sương mù. Khi sống trong điều kiện môi trường chứa quá nhiều bụi mịn, con người dễ mắc phải các vấn đề về sức khỏe như hắt hơi, sổ mũi, khó thở, khô mắt,… hoặc tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản mãn tính hoặc ung thư phổi.

Vì xu hướng bụi mịn trong không khí tăng lên quá nhanh, chúng ta cần tích cực phòng tránh bằng nhiều biện pháp như trồng cây xanh để làm sạch không khí, tăng cường lối sống lành mạnh với ý thức nỗ lực cải thiện ô nhiễm. Đồng thời, cần giảm tần suất sử dụng phương tiện giao thông, tăng cường sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và loại bỏ đồ dùng nhựa 1 lần.

Bụi mịn có kích thước nhỏ
Bụi mịn có kích thước nhỏ, dễ xâm nhập vào đường hô hấp

4. Bụi silic

Bụi silic chủ yếu chứa các tinh tế tự do SiO2 xuất hiện trong lớp vỏ trái đất, hình thành trong đất, đá, granite, đá phiến, kim loại, quặng than. Silica, silicon dioxide chiếm phần lớn vỏ trái đất.

Đối với những công việc như đúc, mài đá, khai thác quặng, sàng quặng, sản xuất – chế biến đồ gốm, làm nhẵn đồ vật chứa nhiều tinh thể silic thường gây ra căn bệnh quái ác là bệnh phổi silic (lao phổi, tràn khí phổi, viêm phế quản, hoại tử, tim đập nhanh, suy tim và tử vong).

Bệnh phổi mãn tính có dấu hiệu phổi bị hẹp, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như lao phổi. Với sự tiếp xúc của đường hô hấp, bụi silic do các tiếp xúc nghề nghiệp gây ra có thể gây chết người.

Bụi silic đến từ các hoạt động khai thác đá
Bụi silic đến từ các hoạt động khai thác đá

Trên đây là một số thông tin về sự nguy hiểm của các loại bụi trong không khí. Có thể thấy, thực trạng ô nhiễm môi trường không khí vẫn luôn là vấn đề nhức nhối ở nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Bụi gây hạn chế tầm nhìn và là kẻ giết người thầm lặng khi gây ra hàng loạt các bệnh lý hô hấp nguy hiểm. Mỗi chúng ta vừa là nạn nhân, vừa là nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường, vì vậy hãy hành động để bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta và của cộng đồng bằng những hành động như: Tắt các thiết bị điện nước khi không sử dụng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay cho phương tiện giao thông cá nhân, tích cực trồng cây xanh.

Xem thêm dịch vụ xử lý khí thải của Hợp Nhất!

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp