Khi so sánh các chiến lược xử lý nước thải sinh học và hóa học thì làm thế nào để bạn biết được công nghệ nào sẽ phù hợp với mình? Vậy bạn có biết mỗi quy trình loại bỏ những chất ô nhiễm nào khi xử lý sinh học sử dụng VSV còn hóa học chủ yếu dùng hóa chất?
Các vấn đề về chi phí, năng lượng và nguyên tắc hoạt động như thế nào? Phải dùng một hay kết hợp cả hai quy trình cùng lúc? Trong bài viết dưới đây, Công ty dịch vụ xử lý nước thải sẽ phân tích và chỉ ra điểm khác biệt giữa hai quy trình XLNT cơ bản để giúp bạn lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp nhất.
1. Các chất ô nhiễm bị loại bỏ
1.1. Đối với quy trình xử lý hóa học
- Chủ yếu xử lý nước thải kim loại nặng (đồng, nhôm, thủy ngân, crom, chì, sắt, coban, kẽm). Vì VSV không có khả năng phân hủy kim loại chỉ khi dùng hóa chất như chất keo tụ – tạo bông giúp hình thành hydroxit không hòa tan có thể kết tủa khỏi nước thải.
- Những nguồn thải từ các lĩnh vực như xi mạ, khai thác mỏ, luyện thép, dầu khí, thuộc da, dệt nhuộm,… chứa hợp chất khó xử lý sẽ dùng đến công nghệ hóa học.
1.2. Đối với quy trình xử lý sinh học
- Chủ yếu loại bỏ hợp chất dễ phân hủy sinh học như cacbonhydrate, tinh bột, protein, chất béo hoặc những hợp chất chứa benzen, toluen, xylen, phenol đơn giản cũng là những hợp chất để vi khuẩn phân hủy và tiêu hóa.
1.3. Đối với quy trình sinh học kết hợp cùng hóa học
- Với những chất phức tạp thì xu hướng đơn lẻ sinh học hay hóa học rất khó xử lý. Vì thế người ta thường sử dụng các phương pháp hóa học tiên tiến như oxy hóa nâng cao (ozon hoặc hydrogen peroxide) trước khi nước thải đi qua hệ thống sinh học.
- Đa phần những hệ thống XLNT đều kết hợp hai quy trình này vì hiệu quả xử lý cao. Chẳng hạn như để loại bỏ selen, về mặt hóa học chỉ cần thêm chất khử, chất hấp phụ nhưng nó cũng được loại bỏ về mặt sinh học bằng vi khuẩn khử nitrat thiếu khí.
2. Sự khác biệt về quy trình xử lý nước thải sinh học và hóa học
Mỗi hệ thống sẽ chỉ hiệu quả đối với một số chất ô nhiễm nhất định. Trong đó, cả hệ thống xử lý sinh học và hóa học đều khác nhau về quy trình xử lý, cụ thể:
2.1. Đối với hệ thống hóa học
- Các quy trình kết tủa kim loại.
- Quá trình keo tụ – tạo bông để tách hạt vật chất, chất rắn lơ lửng bằng việc sử dụng các chất đông tụ như phèn nhôm, polyalumin clorua.
- Quá trình trao đổi ion phổ biến cho việc xử lý nước thải thành nước uống hoặc tái chế, tái sử dụng cho các mục đích khác.
- Khử trùng dùng hóa chất (clo) để loại bỏ vi khuẩn, nấm, mầm bệnh trong nước thải.
2.2. Đối với hệ thống sinh học
- Giai đoạn tiền xử lý để loại bỏ chất rắn không hòa tan.
- Giai đoạn xử lý sinh học chính có quá trình sục khí cung cấp oxy cho VSV phát triển hoặc không sục khí cho vi khuẩn kỵ khí. Những công nghệ phổ biến gồm bể phản ứng sinh học màng, MBBR, SBR, bể phản ứng sinh học cố định, bộ lọc nhỏ giọt.
3. Các yêu cầu về chi phí, năng lượng
Đối với hệ thống hóa học thì điều quan trọng phải điều chỉnh liều lượng chất phản ứng nên tốn kém nhiều chi phí. Trong khi đó, vi khuẩn trong xử lý sinh học thì chúng tự phát triển vì thế sẽ ít tốn kém hơn. Tuy nhiên việc lắp đặt hệ thống sinh học cao hơn vì sự phức tạp giữa các quá trình, bể xử lý.
Bạn sẽ cần đến bể chứa, máy bơm, máy khuấy trộn các hóa chất nhưng chi phí thấp hơn so với hệ thống sinh học yêu cầu sục khí, thường xuyên kiểm soát nhiệt độ. Đặc biệt, nhắc đến quy trình sinh học thì chi phí năng lượng để vận hành thường rất cao. Hoặc với yêu cầu loại bỏ hàm lượng lớn chất ô nhiễm sẽ yêu cầu hệ thống XLNT sinh học lớn hơn so với xử lý hóa học. Chính vì thế việc thiết kế bất kỳ hệ thống nào cũng phụ thuộc nhiều vào đặc tính, tốc độ dòng chảy và tiêu chuẩn xả thải.
Nếu như bạn có nhu cầu XLNT tạo ra nguồn nước chất lượng có thể tái chế, giảm tiêu thụ hóa chất và năng lượng hay giảm các thành phần độc hại khác thì hãy liên hệ với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768. Chúng tôi sẽ tư vấn thiết kế hệ thống XLNT tương ứng với yêu cầu chất lượng và chi phí hợp lý hơn.